Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn

b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường

c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu

d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro 

e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.

g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 1 (SGK Cánh diều - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt.

Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện. 

- Khi cô cạn dung dịch muối ăn ở thể rắn còn khi hóa tan muối ăn ở thể dung dịch 

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:

a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.

b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.

c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:

+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.

+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

+ Uốn cong thanh sắt

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 2 (SGK Cánh diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, Sắt đã tác dụng với lưu huỳnh tạo ra FeS 

- Ở bước 3, mẩu nam châm không không bị hút vào đáy ống nghiệm 2 vì ống nghiệm 2 đã mất tính từ của sắt khi tác dụng với S 

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình diễn ra sự biến đổi hoá học:

d) Đốt mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đốt, mẩu giấy vụn đã bị biến đổi tạo thành chất khác.

e) Đun đường: Quá trình này là quá trình hoá học do sau khi đun, đường đã bị biến đổi thành chất khác (màu đen, mùi khét…)

g) Đinh sắt bị gỉ: Quá trình này là quá trình hoá học do phần sắt gỉ đã biến đổi thành chất khác, không còn những đặc tính của sắt ban đầu.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Một số hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hoá học là:

+ Đốt cháy than để đun nấu.

+ Dây xích xe đạp bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước có trong không khí.

+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.

+ Xăng cháy trong động cơ xe máy.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 3 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Mô tả các hiện tượng xảy ra trong quá trình nến cháy: Khi đốt nến (có thành phần chính là paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: nến chảy lỏng thấm vào bấc và nến lỏng chuyển thành hơi do các giai đoạn này là sự thay đổi về trạng thái, không có sự tạo thành chất mới.

- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: hơi nến cháy trong không khí tạo thành carbon dioxide và hơi nước. Do ở giai đoạn này có chất mới được tạo thành (carbon dioxide và hơi nước).

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Trong thí nghiệm 3, dấu hiệu dùng để phân biệt sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học là sự tạo thành chất mới.

+ Sự biến đổi vật lí: không tạo thành chất mới.

+ Sự biến đổi hoá học: có sự tạo thành chất mới.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)