§3. Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn

Bài 1 (SGK trang 68)

Hướng dẫn giải

Làm theo cách lớp 8 :

Theo đề bài ta có hệ phương trình : \(\left\{{}\begin{matrix}7x-5y=9\left(1\right)\\14x-10y=10\left(2\right)\end{matrix}\right.\)

Ta thấy, lấy vế trái của phương trình (1) nhân với 2 ta được : \(\left(7x-5y\right)\cdot2=14x-10y\) => trùng với vế trái của phương trình (2).

Tiếp tục ta lấy vế phải của phương trình (1) nhân với 2 ta được \(9\cdot2=18\ne\) với kết quả của vế trái phương trình (2) = 10.

Vậy ta kết luận hệ phương trình vô nghiệm.

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK trang 68)

Hướng dẫn giải

a)\(\left\{{}\begin{matrix}2x-3y=1\\x+2y=3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2\cdot\left(3-2y\right)-3y=1\\x=3-2y\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6-7y=1\\x=3-2y\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{5}{7}\\x=3-2\cdot\dfrac{5}{7}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{5}{7}\\x=\dfrac{11}{7}\end{matrix}\right.\)b) Biểu diễn lại một biến theo một biến như pt trên rồi giải, ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}2x+4y=5\\4x-2y=2\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{9}{10}\\y=\dfrac{4}{5}\end{matrix}\right.\)

c) Cách làm tương tự như pt a ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{2}{3}x+\dfrac{1}{2}y=\dfrac{2}{3}\\\dfrac{1}{3}x-\dfrac{3}{4}y=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{9}{8}\\y=-\dfrac{1}{6}\end{matrix}\right.\)

d) Tương tự ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}0,3x-0,2y=0,5\\0,5x+0,4y=1,2\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=2\\y=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK trang 68)

Hướng dẫn giải

Gọi số áo dây chuyển 1 làm được trong ngày 1 là x.

Gọi số áo dây chuyền 2 làm được trong ngày 1 là y.

Theo đề bài ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=930\\118\%\cdot x+115\%\cdot y=1083\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=450\\y=480\end{matrix}\right.\)

Vậy ngày thứ nhất dây chuyền 1 may được 450 áo, dây chuyền 2 may được 480 áo.

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK trang 68)

Hướng dẫn giải

a) \(\left\{{}\begin{matrix}x+3y+2z=8\\2x+2y+z=6\\3x+y+z=6\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=1\\z=2\end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{{}\begin{matrix}x-3y+2z=-7\\-2x+4y+3z=8\\3x+y-z=5\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{11}{14}\\y=\dfrac{5}{2}\\z=-\dfrac{1}{7}\end{matrix}\right.\)

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (3)

Bài 6 (SGK trang 68)

Hướng dẫn giải

Như hpt lớp 8.

Gọi giá bán áo là x , giá bán quần là y, giá bán váy là z.

Theo đề bài ta có :

\(\left\{{}\begin{matrix}12x+21y+18z=5349000\\16x+24y+12z=5600000\\24x+15y+12z=5259000\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=98000\\y=125000\\z=86000\end{matrix}\right.\)

Vậy giá bán áo là 98000 đồng, giá bán quần là 125000 đồng, giá bán váy là 86000 đồng.

(Trả lời bởi Đức Minh)
Thảo luận (2)

Bài 7 (SGK trang 68 - 69)

Hướng dẫn giải

a. \(\left\{{}\begin{matrix}3x-5y=6\\4x+7y=-8\end{matrix}\right.\)

\(x=\dfrac{2}{41}\) ; \(y=\dfrac{-48}{41}\)

b. \(\left\{{}\begin{matrix}\text{−2x+3y=5}\\5x+2y=4\end{matrix}\right.\)

\(x=\dfrac{2}{19};y=\dfrac{33}{19}\)

c.\(\left\{{}\begin{matrix}\text{2x−3y+4z=−5}\\-4x+5y-z=6\\3x+4y-3z=7\end{matrix}\right.\)

\(x=\dfrac{22}{101};y=\dfrac{131}{101};z=\dfrac{-39}{101}\)

d. \(\left\{{}\begin{matrix}\text{− x + 2 y − 3 z = 2}\\2x+y+2z=-3\\-2x-3y+z=5\end{matrix}\right.\)

\(x=-4;y=\dfrac{11}{7};z=\dfrac{12}{7}\)

(Trả lời bởi Linh Diệu)
Thảo luận (3)

Bài 12 (SBT trang 75)

Hướng dẫn giải

a) \(\left\{{}\begin{matrix}5x+3y=-7\\2x-4y=6\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5x+3y=-7\\x-2y=3\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5x+3y=-7\\x=3+2y\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5.\left(3+2y\right)+3y=-7\\x=3+2y\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}13y=-22\\x=3+2y\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{-22}{13}\\x=3+2.\dfrac{-22}{13}\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{-22}{13}\\x=\dfrac{-5}{13}\end{matrix}\right.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm là: \(\left\{{}\begin{matrix}y=\dfrac{-22}{13}\\x=\dfrac{-5}{13}\end{matrix}\right.\).



(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (3)

Bài 13 (SBT trang 76)

Hướng dẫn giải

Gọi số xe chở được 4 khách là: \(x\left(x\in N,x>0\right)\)
số xe chở được 7 khách là: \(y\left(y\in N,y>0\right)\).
Do tổng số xe là 85 xe nên: \(x+y=85\).
Dùng tất cả số xe đó, tối đa công ty chở được 445 khách nên: \(4x+7y=445\)
Theo bài ra ta có phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=85\\4x+7y=445\end{matrix}\right.\)\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=50\left(tm\right)\\y=35\left(tm\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy số xe chở được 4 khách là: 50 xe, số xe chở được 7 khách là 35 xe.

(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (1)

Bài 14 (SBT trang 76)

Hướng dẫn giải

b) Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}x+y+z=7\left(1\right)\\3x-2y+2z=5\left(2\right)\\4x-y+3z=10\left(3\right)\end{matrix}\right.\)
Cộng \(\left(1\right)+\left(2\right)\) ta có: \(4x-y+3z=12\). (4)
Từ (3) và (4): \(\left\{{}\begin{matrix}4x-y+3z=12\\4x-y+3z=10\end{matrix}\right.\) (vô nghiệm).
Vậy hệ phương trình vô nghiệm.

(Trả lời bởi Bùi Thị Vân)
Thảo luận (1)

Bài 15 (SBT trang 76)

Hướng dẫn giải

a) - Đối với máy casio 570 VN Plus / 570 ES Plus : bấm \(Mode\rightarrow5\rightarrow1\) . Nhập các hệ số : \(a_1=\frac{3}{4};b_1=-\frac{7}{3};c_1=\frac{4}{5};a_2=\frac{2}{5};b_2=\frac{2}{7};c_2=\frac{2}{9}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\frac{1412}{2169}\\y=-\frac{161}{1205}\end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{{}\begin{matrix}x=-\frac{913}{1064}\\y=\frac{167}{1064}\end{matrix}\right.\)

(Trả lời bởi CAO DUC TAM)
Thảo luận (2)