Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Tr­êng THPT Nam S¸ch II - HD §Ò kiÓm tra m«n GDCD 10 (Thêi gian 45 phót) Ngµy kiÓm tra:…………. §Ò sè: 978 1/ Theo em, khi những người thợ phá bỏ một ngôi nhà cũ, đó là biểu hiện của: a Phủ định biện chứng b Vận động c Sự phát triển của hạ tầng xã hội d Phủ định siêu hình 2/ Học sinh THPT là sự phủ định biện chứng đối với trình độ: a Sinh viên đại học b Học sinh THCS c Mẫu giáo d Học sinh tiểu học 3/ Một chồi non ra đời sẽ ............. những yếu tố di truyền chứa trong hạt giống. a Phủ định biện chứng b Phủ định c Kế thừa d Loại bỏ 4/ Việc một xã hội cũ lạc hậu, lỗi thời mất đi, một xã hội mới tiến bộ ra đời là hoàn toàn mang tính: a Ý chí của các vị lãnh đạo b Khách quan c Chủ quan d Ý trời 5/ Trong buổi họp gia đình chuẩn bị cho cuộc đi dã ngoại, em muốn đi Cát Bà, nhưng mẹ không đồng ý, bác bỏ ý kiến của em và quyết định cả nhà đi Đồ Sơn. Theo em đó có phải là phủ định không ? Nếu phải, đó là loại phủ định gì ? a Phủ định khách quan b Phủ định biện chứng c Phủ định hoàn toàn d Phủ định siêu hình 6/ Câu tục ngữ "Giỏ nhà ai quai nhà nấy" cho thấy mối liên hệ như thế nào của thế hệ sau so với thế hệ trước ? a Mang tính khách quan b Loại trừ những yếu tố tiêu cực c Phát huy những giá trị tích cực d Kế thừa những nét đặc trưng cơ bản 7/ Trong cuộc đời một con gà, gà con nở ra từ quả trứng là biểu hiện của: a Phủ định sạch trơn b sự sinh trưởng. c Phủ định siêu hình d Phủ định biện chứng 8/ Nếu không có phủ định biện chứng, điều gì sẽ xảy ra ? a Nhân loại sẽ bị huỷ diệt b Sự vật sẽ nhanh chóng phát triển lên trình độ cao hơn c Sự vật, hiện tượng sẽ phát triển mà không cần đến các quy luật d Sự vật, hiện tượng sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu 9/ "Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng". Đây là quy luật: a của các nhà triết học cổ điển b chung nhất của các sự vật, hiện tượng. c của giới tự nhiên d riêng của sự vật 10/ Sự vật, hiện tượng cũ chuyển hoá thành sự vật hiện tượng mới khi: a mâu thuẫn được giải quyết. b cái mới ra đời c cái cũ mất đi d mâu thuẫn cơ bản được giải quyết 11/ Sự đấu tranh giữa giai cấp địa chủ với giai cấp nông dân làm cho .................... bị tiêu vong. a xã hội phong kiến b xã hội tư bản chủ nghĩa c xã hội xã hội chủ nghĩa d xã hội chiếm hữu nô lệ 12/ Mâu thuẫn nào sau đây giúp con người tồn tại và phát triển? a đồng hoá và dị hoá b cạnh tranh giữa các cá thể với nhau. c to và nhỏ d tốt và xấu 13/ Để mọi hoạt động kinh tế tồn tại cần phải có: a sản xuất và tiêu dùng b tiêu thụ hàng hoá c sản xuất và khai thác d sản xuất thật nhiều hàng hoá 14/ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Đây là. a nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng b cùng chiều hướng phát triển c khuynh hướng phát triển trái ngược nhau d cách thức của sự phát triển 15/ Tính "chỉnh thể "của mâu thuẫn được hiểu là: a tồn tại trong cùng một sự vật. b các mặt đối lập biến đổi cho nhau c tồn tại trong các sự vật d các mặt đối lập hợp lại làm một. 16/ Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành những thay đổi về: a trình độ b chất c bước nhảy d lượng 17/ Điểm mà tại đó xảy ra sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là : a độ b giới hạn c chất liệu d điểm nút 18/ Khái niệm chỉ qui mô,trình độ cao thấp, độ ngắn, dài của sự vật, hiện tượng là nội dung khái niệm: a độ b điểm nút c lượng d chất 19/ Trong phạm vi sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của SV- HT được gọi là: a chất. b lượng. c điểm nút. d độ. 20/ Chất của sự vật, hiện tượng có nghĩa là: a hình thức của sự vật, hiện tượng b chất liệu tạo thành SV-HT c thuộc tính cơ bản, tiêu biểu của SV-HT d đặc điểm, qui mô của sự vật, hiện tượng 21/ Câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" thuộc qui luật: a thế giới vật chất luôn vận động b mâu thuẫn c tự nhiên d lượng đổi dẫn đến chất đổi 22/ Câu tục ngữ " góp gió thành bão" thể hiện nội dung qui luật: a phủ định của phủ định b phủ định biện chứng c tự nhiên d lượng đổi dẫn đến chất đổi 23/ Câu tục ngữ " già néo đứt dây" thể hiện nội dung qui luật: a lượng đổi dẫn đến chất đổi b phủ định của phủ định c xã hội d mâu thuẫn 24/ Chuyển từ tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên là sự biến đổi về: a điểm nút b chất c lượng d độ 25/ Nói " Học sinh giỏi" là nói tới......của học sinh. a danh hiệu b chất c thang bậc đánh giá d lượng 26/ Sự biến đổi của lượng so với sự biến đổi về chất thì: a diễn ra nhanh chóng b diễn ra song song c diễn ra một cách từ từ. d diễn ra tức thời 27/ Sự biến đổi về chất so với sự biến đổi về lượng thì: a diễn ra nhanh chóng b diễn ra chậm chạp c diễn ra trước d diễn ra song song 28/ Câu nói " Đốt cháy giai đoạn" là muốn nói tới đã vi phạm vào: a lượng b độ c chất d điểm nút 29/ Việc Việt nam thực hiện nền kinh tế 2 thành phần trước đây thể hiện việc vi phạm vào: a trình độ b lượng c chất d thời gian 30/ Cách thức của sự phát triển được thể hiện qua qui luật: a giải quyết mâu thuẫn nội tại b lượng đổi - chất đổi c chọn lọc tự nhiên d phủ định của phủ định 31/ Xã hội phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa là biểu hiện của sự vận động theo chiều hướng nào ? a Tiến lên b Thụt lùi c Tuần hoàn d Đứng im 32/ Muốn đạt kết quả cao trong học tập, mỗi học sinh cần: a Ỷ lại vào bạn bè cho chép bài b Phó mặc cho số phận c Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao tri thức, kĩ năng d Đi học đầy đủ, đúng giờ 33/ Theo quan điểm biện chứng, em có nhận xét gì về trạng thái của 4 bức tường trong phòng học ? a Nếu vận động, bức tường sẽ sập b Đang vận động c Hiện vẫn đang đứng im d Đang tạm thời đứng im chuẩn bị cho những vận động về sau 34/ Hoạt động quay quanh mặt trời của trái đất thuộc dạng vận động nào ? a sinh học b cơ học c hoá học d vật lý 35/ So với xã hội phong kiến, xã hội TBCN............ a trì trệ hơn b kém hoàn thiện hơn c kém năng động hơn d hoàn thiện hơn 36/ Trong phản ứng hoá học: H2 + O2 , kết quả là nước được tạo thành. Quá trình đó có bao hàm những dạng vận động nào ? a Hoá học - vật lý - sinh học - xã hộ b Vật lý - hoá học c Cơ học - vật lý - hoá học d Cơ học - vật lý - hoá học - sinh học 37/ Trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân em và gia đình có bao gồm những dạng vận động nào ? a Sinh học - xã hội b Cả 5 dạng vận động c Vật lý - hoá học - sinh học - xã hội d Cơ học - vật lý - sinh học - xã hội 38/ Triết học Mác thừa nhận khuynh hướng phủ định nào trong quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng ? a biện chứng b sạch trơn c kế thừa d siêu hình 39/ Theo quan điểm biện chứng, khi nào thì quá trình phủ định của các sự vật và hiện tượng kết thúc ? a không có sự kết thúc b khi cái mới cuối cùng ra đời c khi cái mới không thắng được cái cũ d khi sự vật, hiện tượng mới ra đời 40/ Quan điểm sai lầm trong nhận thức về khuynh hướng của sự phát triển là: "cái mới ra đời: a không đơn giản, dễ dàng" b qua đấu tranh giữa cái mới và cái cũ" c đơn giản, dễ dàng" d một cách phổ biến"
00:00:00