Chỉ ra những biện Pháp tu từ và tác dụng của những biện pháp tu từ đó trong đoạn trích "Tình cảnh lẽ loi của người chinh phụ"
Người con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối, người con nói rằng:" Cõng mẹ lên núi dạo" . Bà mẹ liền lấy hết sức mình trèo lên lưng con. Trên đường đi, anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải xuống quãng đường đi. Anh ta tức giận hỏi mẹ:" Mẹ rải đậu làm gì thế?"."Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường . Con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn the con."
câu a ; phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì
câu b ; theo em người mẹ có biết người con có cõng mình lên núi bỏ không ? dựa vào việt làm nào của người mẹ mà em biết điều đó .
câu c ; em có suy nghĩ gì về việt làm của người con
câu d ; từ đoạn trích trên em rút ra bài học j cho bản thân
Hãy xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn : '' Về sau , tôi có dịp được nhìn thấy cây chuối mang một buồng quả chín . Lá của cây chuối mẹ héo rủ , xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu quả . Chỉ thời gian ngắn nữa thôi , khi buồng chuối chín hoàn toàn , cây chuối mẹ sẽ gục hẵn xuống .''
Mọi người ơi giúp mình với mình không biết giải 3 câu này ạk
Đọc 2 đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
(1) Mồ thù như núi, cỏ cây tươi
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nữa do sông núi, nữa do người
(Sông Bạch Đằng, Nguyễn Sưởng)
(2)Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quấn
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đất cao
1/ Xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp đó trong đoạn văn bản (1)
2/ Nêu nội dung của đoạn văn bản(2)
3/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay
Viết tiếp lại 18 câu đầu của Đoạn trích:” Tình cảnh lẻ loi của người Chinh phụ”.
a) Cho biết sơ lược về tác giả? Và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
b) Xác định biện pháp tu từ và nghệ thuật của bài thơ? Đồng thời cho biết tác dụng của những biện pháp đó.?
c) Chỉ ra những hình ảnh và sự việc tác giả đã sử dụng để bộc lộ lên sự cô đơn, đau khổ, bi thương tâm trạng của người chinh phụ?
d) Viết lại 4 câu thơ anh/chị thích nhất? Và viết đoạn văn ( khoảng 5 vòng) phân tích 4 câu thơ trên?.
e) * Em hãy phân tích, nhận xét hai câu cuối của đoạn trích với hai câu thơ của Nguyễn Du:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”*
Các biện pháp tu từ ngữ âm cú pháp
Bài 1 : Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Yêu từng bờ ruộng lối mòn
Đỏ tươi bông gạo biếc rờn ngàn dâu
Yêu con sông mặt sóng xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ đám cà trổ bông
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Chỉ ra những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 2: Chỉ ra và cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ vựng được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Nêu nội dung chính và đặt tên cho văn bản trên.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tùy thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó.
Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.
(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về từ “gốc rễ” trong câu “Vì thế gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người”?
.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết.
(2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thử mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”.
(Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đại chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “bỏ hình bắt bóng” là lối sóng như thế nào?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) và nêu hiệu quả thẩm mĩ.
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên.