X là dung dịch HCl a mol/lít. Y là dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 b mol/lít và NaHCO3 b mol/lít. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
THÍ NGHIỆM 1: Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y thì thu được V lít CO2 (đkc).
THÍ NGHIỆM 2: Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X thì thu được 2V lít CO2 (đkc).
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính tỉ lệ a:b.
Bài 1 :
A là dung dịch có sẵn 0.42 mol NaOH, B là dung dịch có sẵn 0.15 mol H3PO4
a) Đổ từ từ A vào B
b) Đổ từ từ B vào A
Viết phương trình xảy ra và tính số mol thu được sau khi cho hết dung dịch này vào dung dịch kia ?
Bài 2 :
Biết A là dung dịch chứa 0.8 mol HCl , B là dung dịch chứa hỗn hợp 0.2 mol Na2CO3 và 0.5 mol NaHCO3
TH1: Cho rất từ từ A vào B
TH2 : Cho rất từ từ B vào A
TH3: Trộn nhanh A , B
Nêu hiện tượng xảy ra và tính thể tích các chất khí thoát ra sau khi đổ hết dung dịch này vào dung dịch kia
Phần thưởng : 2GP dành cho mỗi câu trả lời ( bài )
Cách thức : Trả lời riêng hai bài , không gộp chung thành một
Yêu cầu :
- Làm đúng và chính xác, có biện luận.
- Không copy dưới mọi hình thức
- Sau khi trả lời xong sẽ có câu hỏi giải thích dành cho người trả lời.
#Phoenix
(Bài 6 - Phần 4) : Hòa tan hoàn toàn x(g) hỗn hợp X gồm Fe, kim loại M(m), A(a) trong hỗn hợp H2SO4 loãng vừa đủ được 15,68(l) khí H2 ở ĐKTC và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C, sấy khô được 82,9(g) muối khan. Tìm x.
(Bài 7 - Phần 4) : Trộn lẫn 700ml dung dịch H2SO4 60% (d=1,530 g/ml) với 500 ml dung dịch H2SO4 20% (d=1,143 g/ml) sau đó thêm một lượng nước cất vào, thu được dung dịch A. Khi cho Zn dư vào 200ml A thu được 2000ml khí H2 ở ĐKTC. Tính VddA.
(Bài 4 - Phần 5) : M là dung dịch chứa 0,8 mol HCl. N là dung dịch chứa hỗn hợp 0,2 mol Na2CO3 và 0,5 mol NaHCO3. Thực hiện 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1 - Đổ rất từ từ M vào N.
Thí nghiệm 2 - Đổ rất thừ từ N vào M.
Thí nghiệm 3 - Đổ và trộn nhanh 2 dung dịch M và N.
Tính VCO2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm?
(Bài 6 - Phần 5) : Có 500g dung dịch muối M(HCO3)n 6,478%. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 đến khi thoát hết khí, sau đó đem cô cạn cẩn thận dung dịch thu được thấy được 27,06 (g) muối sunfat. Tìm công thức của muối cacbonat trên.
Dẫn luồng H2 đi qua hỗn hợp chất rắn A nung nóng chứa : MgO, Na2O, CuO, Fe3O4, BaO. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn B.Hòa chất rắn B vào nước được dung dịch X và chất rắn D không tan. Lấy chất rắn D cho vào dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch M và chất rắn R. Cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y.
Xác định những chất có trong B, X, D, M, R, Y. Viết phương trình hóa học minh họa
Hòa tan hoàn toàn 8g CuO vào dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 240ml dung dịch NaOH 0.5M và thu được dung dịch A
a)Thể tích H2SO4 đã dùng?b) Nồng độ mol của các chất trong dung dịch A?
B1: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch X và a mol H2. Hãy cho biết trong số các chất sau: Al2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch X nói trên. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
B2: Hỗn hợp X gồm các chất: BaCO3, CuO, MgO, Fe(OH)3, Al2O3. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp sau nung, thu được khí B và chất rắn C. Cho C vào nước dư, thu được dung dịch D và phần không tan E. Cho E vào dung dịch HCl dư thu được khí F, chất rắn không tan G vào dung dịch H. biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, hãy xác định thành phần B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b, từ hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO. Bằng phương pháp hóa học hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp ( khối lượng các oxit trước là sau khi tách không đổi).
B1: Một nhóm học sinh tiến hành làm thí nghiệm như sau: Đem nung nóng hỗp hợp gồm Fe3O4, CaCO3, Cu (trong điều kiện không có không khí) một thời gian, thu được chất rắn X và khí Y.
-Hoà tan X vào nước dư được dung dịch X1 và chất rắn X2. Cho X2 vào dung dich HCl dư thì thu được khí Y, dung dịch X3 và chất rắn X4. Đem X4 cho tan trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí X5 và dung dich X6.
-Cho khí Y hấp thụ vào dung dịch NaOH được dung dich Y1. Dung dịch Y1 tác dụng được với dung dịch BaCl3 và dung dịch KOH.
Từ thí nghiệm trên các em hãy xác định X, (X1 đến X6 ), Y, Y1 và viết các phương trình phản ứng học xảy ra. .
X là dung dịch Al2(SO4)3 , Y là dung dịch Ba(OH)2 vào 200 ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml dung dịch X với 500 ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa khi phản ứng xảy ra hoàn toàn .Xác định nồng độ mol của dung dịch X và Y