Văn mẫu lớp 8

phan đạt

viết về danh lam thắng cảnh của Hà tĩnh quê em

như: Nguyễn Du, Chùa hương, Ngã Ba Đồng Lộc

Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:48

CHÙA HƯƠNG

Chùa thường được gọi là chùa Hương, tọa lạc ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, trên đỉnh Ngàn Hông, núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh. Hồng Lĩnh là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tĩnh đã được chạm khắc vào Anh đỉnh, một trong 9 đỉnh đồng lớn ở cố đô Huế năm Minh Mạng thứ 17 (1836).

Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng l,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.

Chùa được dựng từ thời Trần, nhưng đã gắn với truyền thuyết xa hơn, đó là sự tích Bà Chúa Ba tức Công chúa Diệu Thiện, con gái Sở Trang Vương, đến tu hành và đắc đạo ở đây.

Quần thể chùa Hương được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu là nơi Công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật Quan Âm. Chung quanh chùa còn có nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên Tắm…

Tác giả Bảo Ngọc trong báo Du lịch Việt Nam (số 10, ngày 07-03- 2003) cho biết Lưu Công Đao năm 1811 đã mô tả chùa Hương Tích trong Thiên Lộc huyện phong thổ chí như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng gọi là nền Trang Vương… Người ta lấy đá xây thành am, trong am dặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái chùa cỏ đền thờ Đại vương núi Hồng.

Trong đền có tấm biển vua ban chữ thếp vàng… Một dãy suối xanh, sóng vùng vạn khoảnh, theo bậc đá đến, mỗi bước lại một cảnh sắc khác nhau, lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi tháng cảnh đệ nhất ở miện Hoan Châu”.

Chùa còn giữ một số di vật cổ như: gạch thời Trần, chuông thời Lê…

Hằng năm, lễ hội chùa từ đầu tháng giêng đến 19 tháng 2 âm lịch, đã đón tiếp đông đảo khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chùa đã được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Bình luận (0)
fairy tail
28 tháng 2 2018 lúc 21:00

Sau khi vào lớp học mới ,Uy rất nhanh chóng làm quen với mọi người trong lớp ,còn nó chỉ ngồi ở 1 góc.Nó ngồi ở 1 góc vì 1 là tránh nói chuyện với người khác ,2 là để tránh phiền phức.

Bình luận (0)
fairy tail
28 tháng 2 2018 lúc 21:00

xin lỡi mk nhầm

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:49

Ngã ba Đồng Lộc



Là chứng tích hùng hồn về cuộc chiến chống đế quốc Mỹ hết sức là ác liệt và quả cảm của nhân dân Hà Tĩnh là bản hùng ca chiến đấu và chiến thắng của tuổi trẻ Việt Nam.

Ngã ba Đồng Lộc là một trọng điểm của tuyến đường Hồ Chí Minh. Tại đây, người Mỹ đã ném xuống 42.900 quả bom phá, 12.000 bom từ trường, 96 bom bi mẹ các loại, 94 quả rốc két. Quân và dân ta đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ, đảm bảo giao thông thông suốt trong 8 năm liền (1964 - 1972), góp phần quan trọng để chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng tại đây hàng trăm chiến sỹ bộ đội, thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng. Sự hy sinh của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một biểu tượng đẹp, một kỳ tích anh hùng và cảm động của tuổi trẻ Việt Nam.

Ngày nay, ngã ba Đồng Lộc đã trở thành Khu tưởng niệm Thanh niên xung phong toàn quốc. Từ một chiến trường ác liệt, ngã ba Đồng Lộc trở thành một trường học lớn về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu cho thế hệ trẻ. Từ ngã ba Nghèn lịch sử - nơi đặt tượng đài Xô - Viết Nghệ Tĩnh, đi theo tỉnh lộ 6 chừng 12km về hướng Trường Sơn, là tới ngã ba Đồng Lộc

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:50

Đèo Ngang


"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
( Bà Huyện Thanh Quan )


Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.

Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.

Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.

Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước.
Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.

Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trang Mi
Xem chi tiết
Em
Xem chi tiết
Anh Nhật
Xem chi tiết
Đạt Đinh
Xem chi tiết
Đoàn Quang Minh
Xem chi tiết
Tâm Lê Minh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Opicaso Miner
Xem chi tiết
trân minh đức
Xem chi tiết