Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nón thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón, có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ. Nón lá có nhiều loại: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ngày nay, bên cạnh các loại nón khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc đối với mọi người. Mắt kính đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1920 nhưng chỉ được dùng cho thầy tu và quý tộc dùng. Tiếp đó nó được một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế thêm hai càng (gọng kính). Chiếc kính đeo mắt cũng có nhiều loại như: kính mát, kính lão, kính cận,... Cấu tạo chung của chiếc kính gồm tròng kính và gọng kính và khung kính . Tròng kính được làm bằng mica hay thủy tinh có nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau. Gọng kính được làm bằng nhựa hay kim loại. Mắt kính có rất nhiều công dụng nó còn có thể tạo vẻ đẹp cho khuôn mặt, giúp người đeo tự tin hơn. Ngoài ra, còn giúp tránh được các bệnh cho mắt. như các tia tử ngoại,bệnh tật khúc xạ.. .Việc đeo kính như là cách chúng ta bảo quản "cửa sổ tâm hồn" của chúng ta.