viết mọt đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ " Tấc đất tấc vàng''
- Nghệ thuật:
+ lời ns ngắn gọn,cô đúc
+ hai vế đối xứng, tương đương hài hòa,chặt chẽ
+ so sánh
- Nội dung;
khẳng định tầm quan trọng của đất đai
Từ những ý trên hay vt thành một đoạn văn ngắn
mn giúp mk vs,chiều nay mk hok rùi ,các bạn đừng chép trên mạng nha.Bạn nào mà chép thì mk sẽ k tick cho bạn ấy đâu.Cảm ơn mn nhìu!
"Tấc" là đơn vị dùng để đo lường, đo đạt, tính toán của nhân dân ta ngày xưa. "Tấc đất" được so sánh với "tấc vàng" cho thấy đất quý như vàng thậm chí quý hơn vàng. Câu tục ngữ đề cao giá trị của đất. Đất đai rất quý giá đối với con người, vì nó dùng để xây dựng nhà ở, để trồng trọt, để làm kinh tế, ... nó là tài sản vô giá của quốc gia. Vì vậy. đất chỉ quý giá đối khi con người biết đem sức lao động của mình để chăm sóc, vun xới và biết cách sử dụng hợp lí, đồng thời phải biết giữ gìn bảo vệ đất. Câu tục ngữ như lời nói ngắn gọn, xúc tích giúp con người hiểu được hơn về giá trị của đất, dồng thời phê phán những hành vi lãng phí đất.
Tục ngữ xưa luôn là kho tàng đúc kết trí khôn dân gian. Trong số đó, những câu khuyên nhủ phải biết giữ gìn tài sản thiên nhiên cũng là một trong những đề tài mà nhân dân ta hay gửi gắm nhất. Một trong số đó là giá trị về đất, thông qua câu tục ngữ :"Tấc đất tấc vàng". Đó là câu nói tuy ngắn gọn, cô đúc chỉ có đúng bốn từ nhưng đã làm nổi bật lên được ý nghĩa người xưa gửi gắm. Hai vế đối chỉnh nhau, tương đương hài hòa chặt chẽ, "tấc đất" được ví với "tấc vàng", phép so sánh đã làm nổi bật lên được sự quan trọng của đất đai. Đó là nơi cho ta nguồn sống, thực phẩm để sinh sống, vì thế mỗi "tấc đất" được ví với những "tấc vàng" không phải là nói quá, nếu suy ngẫm kĩ thì câu tục ngữ còn ngầm khuyên nhủ chúng ta không nên lãng phí đất đai, lãng phí đi nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Cũng giống như một câu khác đã tha thiết vang lên: "Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiều."
Việt Nam ta vốn là một đất nước nông nghiệp nên không có gì quý trọng hơn tấc đất. Bởi từ cây trồng cho đến vật nuôi đều phụ thuộc vào đất đai. Vì thế, từ xa xưa ông cha ta vẫn thường nói:"Tấc đất tấc vàng" để nhằm khẳng định tầm quan trọng của đất đai. Đầu tiên, chúng ta hãy lý giải câu tục ngữ .Được biết,'' tấc'' là đơn vị đo lường diện tích cổ của Việt Nam, còn có tên gọi khác là thốn, tương đương với 2,4m theo giá trị cổ. ''Vàng'' là một trong những vật mang giá trị rất lớn, có thể quy đổi ra tiền, quy đổi ra hàng hóa. Thời xưa, gia đình nào mà có nhiều vàng thì được coi là nhà giàu, khá giả. Có thể nói rằng, vàng mang một giá trị rất lớn lao và rất được quý trọng. Ví đất như vàng là cha ông ta muốn nói tới giá trị của đất, muốn nói rằng đất đối với người nông dân ta nói riêng và nhân dân Việt Nam ta nói chung là có ích, hữu ích vô cùng.Lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Chỉ với hai vế đối xứng , tương đương, song lại rất hài hòa , chặt chẽ cộng thêm câu từ ngắn gọn xúc tích, câu tục ngữ khuyên răn con người nên biết trân trọng giá trị của đất đai. Cần biết sử dụng đất đai một cách hiệu quả, không nên nỏ đất hoang, không nề để đất đai bị bạc màu, cằn cỗi.
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất
a.mở đoạn:giới thiệu được câu tục ngữ:"tấc đất tấc vàng"--câu tục ngữ về lđộng sản xuất.
b.thân đoạn:
--giải nghĩa vế:"tấc đất":
+"tấc":đơn vị đo lường trong dgian bằng 1/10 thước.
+"đất":đất đai trồng trọt chăn nuôi.
+"tấc đất":mảnh đất rất nhỏ.
--giải nghĩa vế:"tấc vàng":
+"tấc":như trên.
+"vàng":kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li.
+"tấc vàng":một lượng vàng rất lớn.
=nghĩa cả câu:"tấc đất tấc vàng":mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.
*kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này:đất quý hơn vàng.
*bài học thực tế từ câu tục ngữ này:giá trị của đát đai trong đsống lđộng sản xuất của con ng`(đất là của cải,cần sử dụng có hiệu quả nhất).
c.kết đoạn:khái quát lại nội dung câu tục ngữ.