Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngan Dang Bao

Viết một đoạn văn cảm nhận của em về một câu tục ngữ mà em yêu thích nhất.

Nguyễn Linh
20 tháng 1 2018 lúc 17:38

Em đã được học và được đọc rất nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, trong số đó em thích nhất là câu: Tấc đất tấc vàng. Câu tục ngữ này gồm có hai vế : tấc đất và tấc vàng so sánh với nhau nhưng lược bỏ từ so sánh và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của đất. Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) để so sánh với cái lớn (tấc vàng ) nhằm khẳng định giá trị của đất. Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết, còn “chất vàng “ của đất thì khai thác mãi cũng không cạn. Như vậy có thể nói câu tục ngữ này thể hiện rất rõ ý thức trọng nông và tinh thần đề cao vị trí của đất : đất nuôi sống người của ông cha ta.

Dương Hạ Chi
20 tháng 1 2018 lúc 17:41

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là một đề văn nghị luận. Chính vì vậy, em cần vận dụng thao tác nghị luận khi làm bài. Khi nghị luận, em cần đảm bảo những ý sau đây:

+ Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”: giải thích nghĩa cả câu.

+ Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần ‘Thương người như thể tlurơng thân”?

+ Dẫn chứng cụ thể nào cho tinh thần “Thương người như thể thương thân”?

+ Trong cuộc sống, còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi người xung quanh, cần phân tích những con người ấy kèm dẫn chứng cụ thể.

+ Em có suy nghĩ như thế nào về câu tục ngữ “Thương người nhir thể thương thân”?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau.

- Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”

- II. THÂN BÀI

l. Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?

- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.

- Thương thân nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.

- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.

2.Những biểu hiện cụ thể, sinh động nào thể hiện tinh thần “Thương người như thề thương thân”?

- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

- Cạnh nhà ta có một cụ già neo đơn, bất hạnh.Trong ta cứ dấy lên niềm xót thương vô hạn. Ta day dứt vì cảnh đời một cụ già tội nghiệp: Chắc chắn mình phải làm gì đó cho cụ. Ta dành thời gian có thể để giúp đỡ, hoặc tiết kiệm những đồng

tiền ăn sáng ít ỏi của mình để gửi tặng cụ. Cảm xúc và hành động đó được gọi là tình thương.

- Nếu không có một trái tim chan chứa yêu thương, nhà văn Khánh Hoài khó tạo ra giây phút chia li cảm động giữa Thủy với cả lớp, Thủy và anh trai trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, để rồi người đọc thấm thíaa giá trị của gia đình, biết trân trọng, nâng niu hạnh phúc.

- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Ọuả bầu mẹ”,..

- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...

- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lôi sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sổng, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.

- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,...Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.

3.Trong cuộc sống, vần còn đâu đó những kẽ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh

- Những ké này là những con người luôn thờ ơ, vô tâm với cuộc sống xung quanh mình.

- Dù cho những người nghèo khó nằm ngay trước mắt họ, họ cùng không thèm đoái hoài tới.

- Đây là những kẻ thật sự rất đáng lên án, phê phán trong xã hội ngày nay.

III.KẾT BÀI

- Ọua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Tôi nguyện hứa rằng sẽ luôn phấn đấu học tốt, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh minh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

"Con cò chết rũ trên cây

Cò con mở lịch định ngày làm ma

Cà cuống uống rượu la đà

Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.



nguyễn thị ngọc khánh
20 tháng 1 2018 lúc 18:34

Từ lâu, chúng ta đã được ông cha dạy bảo rất nhiều về những nguyên tắc sống, những đạo lí tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại mang trong đó rất nhiều những giá trị nhân văn sâu sắc mà có những lúc phải trải qua, chúng ta mới có thể hiểu được. Và một trong những câu nói chúng ta được dạy từ những ngày còn nhỏ về lòng yêu thương đồng loại chính là câu nói “ lá lành đùm lá rách”. Câu nói ấy đã trở thành phương châm sống của mỗi thế hệ chúng ta và là một trong những câu nói mà em yêu thích nhất.

Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” được ông cha ta để lại từ rất lâu về trước. Theo nghĩa đen, lá lành là những chiếc lá vẫn còn nguyên vẹn và giữ được hình dạng, chức năng của chúng. Chúng có nhiệm vụ chính là tổng hợp chất diệp lục để nuôi cây, mang chất dinh dưỡng giúp cho cây được lớn nhanh. Còn lá rách là những chiếc lá đã không còn nguyên vẹn nữa. Chúng có thể bị sâu ăn lá hoặc bị dị dạng do tác động của ngoại lực. Trong thực tế, mỗi khi nhìn những cái cây chúng ta sẽ thấy được hình ảnh một số những chiếc lá bị rách thì một thời gian sau, luôn có những chiếc lá khác nguyên vẹn, sẽ bao trùm lên chiếc lá để thay chiếc lá làm nhiệm u\vụ hấp thụ ánh mặt trời.

Còn theo nghĩa bóng thì lá lành chính là chỉ những người có được thân hình lành lặn, có khả năng kiếm sống bằng chính sức lao động của chính bản thân mình. Còn lá rách là những người không có may mắn như những người khác ở trong xã hội. Họ sinh ra là người nhưng lại không được sống một cách trọn vẹn như con người. Có những khi, họ sinh ra đã không có tay chân, những bộ phận trên cơ thể con người không được đầy đủ, cũng có những khi trí tuệ của họ lại không được như những người khác. Hay khi mà họ sinh ra đã là những đứa trẻ mồ côi. Họ chính là những người có những khó khăn trong xã hội. Và câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” chính là chỉ hành động khi những người có được niềm may mắn, được sinh ra và làm việc bằng sức lao động của mình bao bọc và chia sẻ những niềm may mắn đến với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đó chính là nghĩa cử cao đẹp mà cộng đồng chúng ta nên cùng nhau hành động. Chúng ta có thể chia sẻ cho những người khó khăn bằng những hành động đơn giản như gửi những chiếc áo, chăn hay những đồ vật cũ cho những người ở vùng sâu vùng xa, hay tham gia vào những chương trình giúp đỡ họ. Có đôi khi, chỉ đơn giản là giúp cho những người già, người yếu qua đường, nhường chỗ ở trên xe bus. Những hành động ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn và đầy tính nhân văn.

Mỗi người chúng ta nên có những hành động thiết thực để cùng nhau cố gắng giúp đỡ cho những người khó khăn hơn mình. Đó chính là cách để thể hiện tình người trong mỗi chúng ta. Ngày nay, có những khi, tình cảm của con người giúp đỡ những hoàn cảnh khó hơn mình vậy mà những điều đó lại bị lợi dụng bởi những người muốn chuộc lợi. Đó là hành động hết sức sai trái và có những khi bị coi là vi phạm pháp luật. Những hành vi ấy sẽ làm cho bản chất của con người bị thay đổi và đi xuống. Tuy những lợi ích nhận được là tiền bạc nhưng khi chúng được kiếm trên những tấm lòng của người khác thì sẽ có lúc những người đó phải nhận hậu quả của chính những hành vi của mình.

Câu tục ngữ là lời khuyên của những người đi trước dành cho những thế hệ đi sau. Những điều đó sẽ giúp cho cả xã hội được phát triển và những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ bởi chính những tấm lòng chân thật. Chỉ có như vậy, xã hội chúng ta mới thực sự là xã hội hạnh phúc. cũng như chính câu ca dao của dân tộc ta.

Nguyễn Hải Đăng
20 tháng 1 2018 lúc 20:12

Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc. Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng"Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất

Đạt Trần
20 tháng 1 2018 lúc 20:38

Em đã được học và được đọc rất nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, trong số đó em thích nhất là câu: Tấc đất tấc vàng. Câu tục ngữ này gồm có hai vế : tấc đất và tấc vàng so sánh với nhau nhưng lược bỏ từ so sánh và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của đất.Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) để so sánh với cái lớn (tấc vàng ) nhằm khẳng định giá trị của đất.Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết, còn “chất vàng “ của đất thì khai thác mãi cũng không cạn. Như vậy có thể nói câu tục ngữ này thể hiện rất rõ ý thức trọng nông và tinh thần đề cao vị trí của đất : đất nuôi sống người của ông cha ta.


Các câu hỏi tương tự
Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Lê Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Hoàng Chi
Xem chi tiết
Yến Nhii
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
Xem chi tiết
Ngọc Hà linh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết