a, Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
b,Câu thơ " Chỉ cần trong xe có một trái tim" là câu kết của tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
a) Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
b) Câu thơ " Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim" là câu kết của tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.
b) '' Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim ''
- Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn.
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” => làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương => Trái tim cần lái
=> Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có nghĩa như một lời tâm huyết.
=> Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.
a. "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Hai câu thơ đã thể hiện sự tôn kính của tác giả khi đứng trước lăng Người. Ở câu thứ nhất, ta thấy hình ảnh "mặt trời" là hình ảnh thực- một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng. Hình ảnh "mặt trời trong lăng" ở câu 2 là hình ảnh ẩn dụ- hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp, gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác. Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của bác đối với non sông đất nước, đồng thời thể hiện được sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
b.
"Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có 1 trái tim."
Hai câu thơ trên là hai câu kết của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ cho thấy hình ảnh những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích mà lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với 1 tình cảm thiêng liêng. Đoàn xe ấy đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với 1 tình cảm thiêng liêng "vì Miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Bởi vì trong những chiếc xe đó lại nguyên vẹn 1 trái tim dũng cảm. Hình ảnh trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là 1 hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy 1 lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang,lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và 1 niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái "trái tim" gan góc, kiên cường giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này.
a)Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
b)Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trở nên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn.
- Ba chữ "không" lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến đấu in dấu trên những chiếc xe ra trận. Phép liệt kê " không kính","không đèn","không mui","thùng xe có xước" cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm cho chiếc xe bị méo mó, biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.