Đoạn văn :
Trong tác phẩm Thuế máu , Nguyễn Ái Quốc đã làm sáng tỏ 2 phương diện : Tác giả làm rĩ bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu quí gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Họ còn làm gì nữa ? Họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Thật đáng căm bọn thực dân hung ác nhưng cx thật đáng thương cho nhân dân ta!
Dưới ách áp bức của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể bằng ngòi bút tài hoa của mình:
Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao , bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế?Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa
Trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc, kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cái giá thật tàn tệ. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh xương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây, hỡi ôi, họ lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa. Bộ mật lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy. Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kiệt quệ, suy vong.
Trong văn bản "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc, kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cái giá thật tàn tệ. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc những lời hứa trước đây của các ngài cũng tự dưng biến mất. Những người từng hi sinh xương máu cho mẫu quốc, những người trước đây đã từng được tâng bốc thì giờ đây, hỡi ôi, họ lại trở về với “cái giống người hèn hạ” như xưa. Bộ mật lừa bịp của bọn thực dân được bộc lộ trắng trợn khi bọn chúng cướp hết những của cải mà người lính mua sắm được, đánh đập họ vô cớ hay đối xử với họ như súc vật vậy. Bỉ ổi hơn, nhằm vơ vét cho đầy túi, bọn thực dân còn cấp cả môn bài bán lẻ thuốc phiện cho thương binh người Pháp hay vợ con của tử sĩ người Pháp. Cách “báo ơn” ấy không chỉ càng làm cho những người Pháp nhục nhã hơn mà còn làm cho cả một dân tộc kiệt quệ, suy vong.
Tham khảo:
Dưới ách áp bức của bọn thực dân, số phận người dân thuộc địa rất bi thảm và đã được nhà văn miêu tả hết sức cụ thể: Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi đã thế họ còn phải đột ngột xa lìa vợ con, quê hương, phải làm việc cật lực trong những kho thuốc súng ghê tởm khạc ra từng tiếng phổi, họ phơi thây trên các chiến trương châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ tổ quốc của loài thủy quái, bỏ xác ở những vùng miền hoang vu ở Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế. Kết quả là tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa. Nghe đến đấy la tự hỏi tại sao , bọn thực dân rốt cuộc có quyền gì mà lại có thể quyết đinh sống chết của hàng vạn người dân vô tội như thế? Những người dân bản xứ rốt cuộc cũng chỉ là vật hi sinh cho bạn cai trị thực dân. Đó chính là kiếp khổ đau của thân phận những người nô lệ. Tác giả đã vạch trần bộ mặt bỉ ổi của chủ nghĩa thực dân phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa