* Nguồn gốc của quạt nan
- Cây quạt giấy xuất phát từ phương Đông. Nếu nói về nguồn gốc của cây quạt này, có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh về sự ra đời của nó. Trong đó nổi trội nhất là câu chuyện về sự ra đời của hai chếc quạt cỏ - chiếc quạt tổ tiên của quạt giấy do Nữ Oa và thời vua Hán Vũ Đế.
- Qua thời gian thì chiếc quạt cỏ đã được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: giấy, lụa, vải… với nhiều hình dạng khác nhau và được nhiều người ưa chuộng.
- Phải đến thời Bắc Tống thì chiếc quạt xếp – tương tự như quạt giấy ngày nay mới xuất hiện. Đến thời Nam Tống thì loại quạt giấy này lại được sản xuất với số lượng lớn.
=> Như vậy, chiếc quạt đã có từ rất lâu đời, nhưng chiếc quạt giấy thì phải một thời gian sau đó, trở thành vật dụng hữu ích quen thuộc cho đến tận ngày nay.
* Hình dáng và các bộ phận của quạt nan
- Nguyên liệu: Như tên gọi thì chiếc quạt này được làm chủ yếu là từ giấy với nan tre, nan trúc….
- Nan quạt: Hay còn gọi là nhài quạt. Là các thanh gỗ hình chữ nhật dẹt, không quá cứng hay dày nhưng đủ cứng cáp. Những thanh gỗ này được xếp lại và cố định ở phần cuối bằng một chiếc đinh nhỏ chắc chắc để chúng có thể xòe ra được ở phần đầu.
- Phần giấy phía trên của quạt thường được cắt thành nửa đường tròn cong cong. Hai lớp giấy sẽ dán lại với nhau, ở giữa hai lớp là các thanh nan quạt được cố định lại bằng keo hoặc chỉ.
- Chiếc nan giấy có thể gấp gọn lại thành một thỏi dày và có thể xòe ra khi cần dùng tới.
- Kích thước của quạt giấy: Rất đa dạng, có thể nhỏ nhỏ vừa tay người cầm, có thể rất lớn, thường được treo trên tường để trang trí hoặc hai ba người quạt trong nhà quý tộc xưa.
* Công dụng của quạt nan
- Như nhiều chiếc quạt khác, công dụng đầu tiên của quạt giấy chính là tạo ra những cơn gió mát.
- Thời xưa, với những văn nhân tài tử thì quạt giấy được họa lên những bức tranh hay là bài thơ, là vật cần có và yêu thích, thể hiện nét thư sinh, văn chương của mình. Còn với những tiểu thư đài các thì chiếc quạt là thứ vô cùng cần thiết khi ra ngoài hay khi gặp mặt nam nhân khác. Chiếc quạt có tác dụng che đi phần nào khuôn mặt của họ, che đi nét ngượng ngùng cũng như không để người khác sỗ sàng nhìn chằm chằm vào mặt.
- Quạt nan còn là vật trang trí nhà cửa, là đồ vật văn hóa của nhiều nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc…
* Cách sử dụng và bảo quản quạt nan
- Cách sử dụng: Chỉ cần xòe rộng quạt ra và phe phẩy lên xuống là ta sẽ cảm nhận được những cơn gió mạt mà quạt mang đến.
- Bảo quản: Vì quạt giấy khá dễ rách, dễ hỏng nên chúng ta cần cẩn thận trong lúc sử dụng. Không nên tác dụng quá nhiều lực hay giằng co với người khác.
1. MỞ BÀI: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh(cái quạt giấy).
2. THÂN BÀI:
Nguồn gốc:
Quạt giấy đến thế kỷ 10 mới xuất hiện, gọi là quạt tập diệp.
Đặc điểm:
Công dụng:
Cách bảo quản:
Không quăng, quật lung tung.
3. KẾT BÀI: Khẳng định vai trò của chiếc quạt giấy.
Ngày xưa, khi cuộc sống còn dân dã, chưa phát triển văn minh đầy đủ tiện nghi như ngày nay thì những chiếc quạt giấy là công cụ hữu ích cho đồng bào ta những ngày hè oi nóng. Vậy thì để hiểu thêm về chiếc quạt giấy của dân tộc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Chiếc quạt giấy xuất hiện từ thế kỉ mười. Xưa kia, những chiếc quạt giấy bản to đã từng xuất hiện trong cung của vua chúa để làm quạt đi với lọng phục vụ vua chúa hoặc là đồ vật cầm tay của những bậc tao nhân mặc khách, những phi tần làm thêm vẻ duyên dáng, mĩ miều. Chiếc quạt giấy là một vật dẹp và nhẹ để người cầm trên tay mà phe phẩy, đưa đẩy hơi gió. Trải qua thời kì phát triển chiếc quạt còn được cách tân và thêm phần đẹp hơn, với những họa tiết hoa văn phong phú, đặc sắc mẫu mã đa dạng. Chiếc quạt giấy có hai phần chính. Phần cán quạt được làm bằng gỗ dẹt chuốt mỏng và đều tay, xếp đan cài lên nhau để có thể xê dịch thu vào hoặc kéo ra. Cán quạt là sự gộp lại của những nan quạt được nối bằng một chiếc đinh nhỏ. Phần tà quạt được làm bằng tấm giấy mỏng nhưng bền và chắc, trên đó có in họa tiết những bông hoa, cảnh sông nước hay địa danh nổi tiếng. Những bài thơ hay những câu đối và chữ nho cũng là chi tiết tạo điểm nhấn cho chiếc quạt. Chiếc quạt giấy là linh hồn của dân tộc ta. Bởi sự đơn sơ, mộc mạc và giản dị của nó cũng giống như tâm hồn bình dị, mộc mạc của người dân Việt Nam. Chiếc quạt giấy gần gũi với người dân ta, đi cùng với các triều đại lịch sử.
Nếu giờ đây cuộc sống của nhân dân ta ngày càng phát triển, văn mih tiến bộ. Mùa hè nóng có quạt điện, quạt hơi nước, điều hào máy lạnh thì xưa kia các cụ quang năm gắn bó với ruộng đồng những chiếc quạt giấy chính là vật dụng hữu ích để họ quạt mát những trưa hè oi nóng. Hơn thế nữa, trong xa xưa chiếc quạt giấy cỡ to hơn có thẻ dùng để trang trí cung tẩm, làm đồ vật theo kiệu các vua chúa. Ngoài tác dụng thực tế, quạt xếp cũng là món hàng lưu niệm để đề thơ, vẽ cảnh. Thời hiện đại quạt xếp cũng như quạt phiến còn dùng làm vật quảng cáo, cổ vũ, quà tặng để phổ biến tên hiệu trên thương trường bằn cách in logo trên mặt quạt. Vì sẵn có mặt rộng để minh họa, cây quạt đã biến thành vật mỹ thuật dùng trang trí trong nhà, có thể treo lên vách như tranh hoặc gác trên giá gỗ đặt trên bàn. Một số vũ điệu cũng dùng quạt xếp như vũ điệu tamia tadik của người Chàm. Trong thi ca Việt Nam cũng nhắc đến cây quạt như bài thơ ngắn trào phúng vịnh chiếc quạt xếp của Bà Chú thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nhà thơ Vương Trọng có bài thơ “Gió từ tay mẹ” sáng tác năm 1974 gắn liền cây quạt với tình mẹ. Ca dao, đồng dao thì vẫn lưu truyền "Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu...". Chiếc quạt giấy cũng là vật dụng gắn liền với những điệu múa duyên dáng. Chưa bao giờ dù là xưa hay nay chiếc quạt giấy vẫn gắn bó, gần gũi với người dân Việt Nam.
Chiếc quạt giấy được làm khá đơn giản, bởi ngày xưa nhân dân ta còn nguyên sơ, thuần phác chưa có những thiết bị hỗ trợ như bây giờ. Vật liệu cần tre và giấy dai, bền. Tre khoảng 5 năm không quá non. Chặt xuống cưa khúc tùy theo kích thước nan tre. Đem ngâm trong ao hồ khoảng 6 tháng đến 1 năm để cho chất protein trong tế bào tre bị thẩm thấu hết ra nước, khi đó sẽ không bị mọt. Sau đó vớt lên luộc bằng nước vôi loãng khoảng 12 tiếng, cho vào máy chẻ nan và tuốt nan cho hết xơ. Chốt nhôm được gắn vào sau khi xếp nan và khoan lỗ nhài. Có thể dùng đinh tán, ốc vít hay chốt nhựa. Phải dùng mũi khoan nhỏ sắc khoan mở trước sau đó dùng mũi khoan to dần tới khi bằng kích thước chốt, gắn chốt xong tán chốt. Dùng máy mài để mài đuôi hình trái xoan hay tròn theo yêu cầu. Giấy cắt theo hình vòng cung bán nguyệt, trước khi cắt thường in nội dung hay phong cảnh lên đó. Sau đó xòe nan để kiểm tra đọ chắc chắn là ổn rồi.
Nhưng để chiếc quạt được bền thì cần phải gìn giữ và không đem quăng, quật lung tung vì chiếc quạt rất dễ rách. Hi vọng rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn đồng hành cùng ta trong nay và mai sau dù đất nước có phát triển hơn, bởi chiếc quạt vẫn có chút gì đó là hồn cốt dân tộc.
“Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc
Rộng hẹp ngần nao cắm một cay”.
( Vịnh cái quạt – Hồ Xuân Hương )
Chiếc quạt giấy không biết từ bao giờ đã đi vào thơ ca, nhạc họa một cách rất tự nhiên. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ, bằng trí tuệ của loài người đã cho ra đời những thiết bị làm mát hiện đại như quạt điện, điều hòa… dần thay thế chiếc quạt giấy.Thế nhưng quạt giấy vẫn luôn là một phần kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, không thể lãng quên.
Quạt giấy đã ra đời từ bao giờ? Chiếc quạt đã xuất hiện từ rất lâu khi con người có nhu cầu làm mát và trang trí. Nước ta cũng là một trong những quê hương của quạt giấy. Từ xa xưa, quạt giấy của người Việt Nam đã bắt nguồn từ những lũy tre xanh. Từ những thân tre cao, to, người ta đã chẻ ra những nan quạt cứng cáp. Mỗi chiếc quạt gồm khoảng 18- 20 nan tre mỏng 1mm, dày 1cm dài từ 16- 20 cm xếp lại với nhau. Hai nan ngoài cùng bao giờ cũng to, dày và cứng hơn các nan bên trong để chịu lực chính. Gần cuối các nan được cố định bằng một khuy chốt để quạt có thể mở ra, khép vào dễ dàng. Bao phủ trên toàn bộ khung quạt là một lớp giấy chất liệu tốt, dai, bền. Giấy được dán vào các nan quạt, khoảng cách giữa các nan dính trên giấy đều nhau tạo thành hình bán nguyệt. Để tạo sự hấp dẫn cho chiếc quạt, người ta còn vẽ hoặc in hoa văn, hoa tiết nhiều màu sắc nên giấy, hoặc các danh lam thắng cảnh đẹp.
Quạt giấy có rất nhiều công dụng hữu ích cho con người. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, bị mất điện, quạt điện hay điều hòa không thể dùng được nữa thì chiếc quạt giấy thật sự là một vật dụng quan trọng. Quạt giấy phe phẩy trên tay của những người mẹ ru con ngủ hay trên tay của những người bà vừa quạt vừa kể chuyện cho cháu nghe. Quạt giấy nhỏ, nhẹ, có thể gấp gọn lại thuận tiện khi đi đường. Mỗi khi dừng chân, ngồi nghỉ có thể đem ra để quạt xua đi mệt mỏi, nắng nóng. Trong một số trường hợp quạt có thể thay thế cho mũ, nón để che nắng. Vào thời xưa, quạt còn được dùng như một món đồ trang sức, thể hiện đẳng cấp. Quạt giấy còn được các nhà nho, nhà thơ viết những câu đối, những câu danh ngôn hay những bài thơ đặc sắc có thể được dùng làm quà tặng, đồ lưu niệm hay trang trí. Quạt còn là một trong những đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng…làm tăng thêm sự thùy mị, nết na của những tiểu thư khuê các. Quạt cũng đi vào những điệu múa đầy nhẹ nhàng, uyển chuyển về quê hương, đất nước.
Quạt giấy có những ưu điểm hơn quạt điện là quạt giấy gọn nhẹ, có thể gấp lại gọn gang thuận lợi mang đi và sử dụng ở bất cứ đâu. Ngoài ra, quạt giấy không tốn điện, không ảnh hưởng đến môi trường như các thiết bị điện. Bên cạnh đó, quạt giấy cũng còn nhiều hạn chế. Làm được một chiếc quạt đẹp phải trải qua nhiều công đoạn và cần sự tỉ mỉ. Tre phải dẻo, già có độ tuổi từ ba năm trở lên, không mối mọt thì nan quạt mới bền, đẹp. Tuy nhiên khi sử dụng lâu sẽ mỏi tay, không quạt mát như quạt điện. Quạt giấy khá mỏng manh dễ bị hỏng nên chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ. Sau khi sử dụng phải gấp lại nhẹ nhàng, cất gọn đi. Không sử dụng quạt để nô đùa để tránh quạt bị gãy.
Chiếc quạt giấy đã đem lại cho con người nhiều công dụng hữu ích. Ngày nay song hành với những chiếc quạt hiện đại thì chiếc quạt giấy vẫn in đậm trong đời sống tinh thần và tâm hồn của những người Việt Nam.
Ngoài chiếc quạt giấy thì văn lớp 9 còn yêu cầu các bài về thuyết minh quạt điện, quạt bàn, quạt trần ban cũng có thể tham khảo thêm trong mục văn mẫu nhé.
1. Mở bài
– Trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới thì cái quạt trở thành vật dụng thông thường.
– Việt Nam cũng là nước có khí hậu nhiệt đới nên không thể thiếu được vật dụng thông thường là cái quạt.
– Khi chưa có điện hoặc khi mất điện thì quạt giấy là loại quạt phổ biên nhất trong cuộc sống của người dân.
2. Thân bài
a) Các loại quạt dược sử dụng trong cuộc sống từ xưa đến nay
* Khi chưa có điện
– Những người dân lao động thường sử dụng các loại quạt: quạt giấy, quạt nan, quạt kè, quạt lá cọ, quạt mo,…
– Những người chốn cung đình, dinh thự thường sử dụng: quạt ngà, quạt lụa, quạt giấy loại tốt,…
* Khi có điện. Các loại quạt phong phú và đa dạng: quạt bàn, quạt cây, quạt treo tường, quạt trần, quạt thông gió,…
b) Giới thiệu về nguồn gốc và cấu tạo của chiếc quạt giấy ở Việt Nam
– Nghề làm quạt đã tồn tại ở Việt Nam từ lâu và được nhiều nước trôn thế giới biết đến.
– Một trong làng nghề nổi tiêng về làm quạt giấy ở nước ta là làng Vác (hay còn gọi là làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
– Quạt làng Vác có từ nửa cuối thế kỉ XIX, do ông Mai Đức Siêu khởi nghiệp và được coi như ông tổ của nghề làm quạt trong làng.
– Làng Chàng Sơn, tỉnh Hà Tây cũ cũng là một làng nghề truyền thống về làm quạt giấy (nay là xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Nghề làm quạt ở đây đã có hàng trăm năm trước. Ở thế kỉ XIX, quạt Chàng Sơn đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Người Pháp đã từng mang quạt Chàng Sơn sang Paris triển lãm.
c) Câu tạo của chiếc quạt giấy
– Quạt giấy gồm hai phần chính: khung quạt và mặt quạt.
– Khung quạt được làm bằng các nan tre hoặc bằng ngà, bằng nhựa…
– Mặt quạt được làm bằng giây dó hoặc giấy điệp. Loại giấy này được mua ở Đông Hồ (Bắc Ninh). Cũng có khi người ta làm bằng các loại vải mỏng, mềm và đẹp.
– Nan quạt dài ngắn tùy vào kích thước của quạt.
– Khung quạt được làm khoảng 15 nan đến 17 nan. Trong đó, có hai nan cái nằm phía ngoài hai bên. Hai nan này dày gấp đôi những nan ở giữa.
– Nêu quạt làm bằng nan tre thì khi làm nan xong, người ta ngâm tẩm thuốc để nan quạt không bị mốc, không bị mọt.
– Nan quạt có một đầu to và một đầu nhỏ. Đầu to có hình cong cong. Khi xếp xong các nan quạt lại. Người ta dùi một lỗ xuyên suốt các nan quạt ở phía đầu nan to. Dùng một que thóp ngắn vừa bằng chiều dày của các nan quạt xếp lại xâu qua lỗ. Phía hai bên đầu que thép được bọc bằng hai cái đầu đinh tròn đê các nan quạt không rơi ra.
– Người làm quạt mở các nan ra cách đều nhau như hình rẻ quạt bằng nửa vòng tròn.
– Người ta đặt giấy (hoặc vải) đo lên khung để cắt sao cho vừa. Khi cắt xong, người ta đặt một lớp giấy (hoặc vải) phía dưới khung, một lớp phía trên khung. Dùng hồ dán đế dán giấy (hoặc vải) vào các nan củạ khung. Nếu là loại quạt tốt, người ta dùng hồ dán làm bằng thứ keo tự nhiên, đặc biệt. Đó chính là nước nhựa của quả cậy. Nếu quạt bình thường, người dùng bột nếp quấy thành hồ để dán.
– Nếu quạt làm bằng giây thì sau khi dán xong, người ta quét lên bề mặt quạt một lớp nước sơn bóng để giữ cho quạt bóng, đẹp, bền lâu.
– Khung quạt không chỉ được làm bằng tre mà còn được làm bằng nhiều nguyên liệu khác như ngà voi, nhựa trong,…
d) Công dụng của cây quạt giấy
– Quạt dùng để quạt mát.
– Quạt dùng đe che nắng, che mưa, che những khiếm khuyết trên khuôn mặt, che khi người ta ngáp,…
– Quạt dùng đế quạt bếp: quạt bánh đa, quạt thịt nướng, quạt nhóm bếp.
– Quạt được dùng như một đồ trang sức khi người ta tiếp khách.
– Quạt dùng để xua đuổi côn trùng.
– Quạt dùng để đề thơ.
– Quạt được dùng để vẽ tranh.
– Quạt được dùng để múa.
– Quạt được dùng làm đạo cụ trong diễn kịch, hát chèo,…
3. Kết bài
– Trong xã hội hiện đại hôm nay tuy có rất nhiều loại quạt, nhưng quạt giấy vẫn được dùng trong mỗi gia đình ở nông thôn hoặc các gia đình thành phố mỗi khi mất điện.
– Quạt giấy nhỏ gọn nên thuận tiện cho việc sử dụng.
– Quạt giấy là đồ dùng gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ.
– Em mong muốn những làng nghề làm quạt giấy vẫn mãi mãi tồn tại trong cuộc sống hiện tại của chúng ta.