Cách làm bánh chưng
I. Mở bài: giới thiệu về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.
II. Thân bài: thuyết minh về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
1. Nguồn gốc bánh chưng:
- Sự tích bánh chưng:
+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
+ Bánh chưng tượng trưng cho trời
2. Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
4. Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết
+ Bánh dược dung để đón tết
+ Bánh được dung để biếu người thân
III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn dân tộc, món ăn ngày tết
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc
Cách làm món phở Hà Nội
1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
Nhắc đến những món ăn được làm từ vịt: vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Lạng Sơn, vịt nướng,... ai ai cũng nghĩ đến một món ăn béo ngậy. Nhưng có một món ăn cũng được chế biến từ vịt mà không hề gây cảm giác béo ngấy. Đó là món vịt quay me.
Nguyên liệu làm món vịt quay me khá cầu kì. Trước hết, ta cần có một con vịt cân nặng chừng 1,5 kg, chú ý mua vịt còn sống, tránh mua vịt làm sẵn; một miếng gừng khoảng 50 gram; ba thìa (muỗng) rượu trắng, hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm, hai thìa cà phê dầu mè, một quả dừa xiêm, hai thìa súp tương hột, một vắt me chín to, một muỗng súp bột năng, 100 gram xà lách xoong, hai quả cà chua, hai quả ớt, hành lá, một củ cà rốt, một củ cải trắng, hai chiếc bánh mì.
Khi đã có đủ những nguyên liệu cần thiết, ta tiến hành sơ chế. Trước hết, với hành và tỏi ta cần băm nhỏ. Với vịt, cần cắt tiết, làm sạch lông, rửa sạch rồi moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ nửa giờ để vịt bớt tanh. Sau đó, rửa sạch vịt, để ráo, ướp vào vịt những gia vị sau: hành tỏi băm nhỏ, một chút tiêu, muối, đường, bột ngọt và dầu mè sao cho vừa ăn. Tiếp đến cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng. Vịt rán xong đem chặt miếng vừa ăn.
Me chín ta cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua. Với cà chua, ớt, hành lá thì tỉa hoa; riêng ớt ta để lại một chút đem băm nhỏ, lọc bỏ hạt. Cà rốt, củ cải trắng cũng tỉa hoa rồi đem ngâm dấm và đường.
Sau những việc trên, ta cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
Tiếp theo, bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường, bột ngọt, tiêu vừa ăn, cho vào đó vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nếm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Vậy là công đoạn nấu nướng đã xong, để việc chuẩn bị thưởng thức món vịt quay me được trọn vẹn, ta cần trang trí món ăn sao cho đẹp mắt. Ta xẻ vịt ra đĩa sao cho giống hình dáng con vịt đang ngồi, miệng vịt cho ngậm hoa ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua và ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt, củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ. Món ăn này nên dùng nóng với bánh mì.
Món vịt quay me thường được thấy trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự làm món ăn này trong những ngày nghỉ rảnh rỗi có nhiều thời gian. Khi ấy, cả gia đình quây quần cùng thưởng thức món ăn sang trọng này thì thật thú vị!
Cách làm mứt cà rốt truyền thống đúng chuẩn tại nhà
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Đường
- Nước vôi trong
- Phèn chua
- Vani
Cách làm:
Bước 1: Với miếng vôi đã chuẩn bị, các bạn ngâm nó vào một chậu nước, hòa tan rồi chờ vôi lắng cặn, chắt lấy phần nước trong phía trên.
- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, tỉa hoa hoặc hình dáng bạn yêu thích với độ dày tầm 0,5cm rồi cho tất cả ngâm vào chậu nước vôi trong đã chuẩn bị trong vòng 2 tiếng rồi vớt ra rửa nhiều lần bằng nước sạch cho mất mùi vôi.
Ngâm cà rốt trong nước vôi trong
Bước 2: 1 thìa cà phê phèn chua hòa tan với nước, đun sôi rồi đổ cà rốt vào chần qua trong vòng 1 phút rồi nhanh tay vớt cà rốt ra rửa sạch mùi phèn.
Chần cà rốt với nước phèn chua
Bước 3: Ướp cà rốt với đường vào một thẩu lớn, cứ 1 lớp cà rốt mỏng thì rải một lớp đường cho đến hết số cà rốt và đường đã chuẩn bị. Để qua đêm cho đường tan hết
Ướp cà rốt với đường
Bước 4: Cho hỗn hợp đường và cà rốt đã ướp vào 1 chiếc chảo lớn bắc lên bếp sên lửa vừa. Đến lúc nước đường cạn sền sệt thì giảm lửa, đảo đều tay cho đến khi đường kết tinh bám vào miếng mứt, nhỏ vài giọt vani vào chảo rồi đảo thêm 1 lúc sau đó tắt bếp, đảo thêm 1 lúc cho mứt khô hẳn. Chờ mứt nguội thì bỏ vào hộp bảo quản, dùng dần.
Đảo đều tay cà rốt với lửa vừa
Cách làm mứt cà rốt với 4 bước đơn giản trên đây, các bạn sẽ có một món mứt truyền thống ngon đúng chuẩn do chính tay mình làm ra để đãi khách khứa dịp Tết.
* Bò bít tết :
1 Nguyên liệu :
- Thịt bò : 150g
- Dầu hào , giấm italia , muối , tiêu , dầu oliu.
- Rau sà -lách , cà rốt , khoai tây ,
2 Cách làm :
- Thịt bò thái lát dày , xết đặt lên khay . Ướp thêm dầu hào , tiêu , dầu oliu trong khoảng 5 phút .
- Trong lúc đợi thịt , ta gọt vỏ khoai tây , thái miếng dọc rồi cho vào chảo chiên giòn.
- Còn về phần rau , sà - lách và cà rốt đem đi rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn . Trộn lại để làm sa - lát .
- Sau khi ướp thịt xong , ta cho lên vỉ nưởng trên bếp than hồng . Nướng đều 2 mặt đến khi thịt chín ( hoặc hơi tái tùy ý )
- Sau đó , ta xếp thịt lên đĩa , khoai tây và salad lên trên bàn ăn ( có thể ăn kèm vs tg ớt )
3 Yêu cầu thành phẩm :
- - Thịt không đk quá tái , thịt chín có màu nâu vàng , mùi thơm .
- Khoai tây chiên chín , màu vàng .
- Thức ăn xếp gọn gàng , đẹp mắt.
Cách làm mứt dừa chuẩn ngon tại nhà
Đăng Bởi Nguyễn Hương Liên | 69 Bình Luận Mẹo: Tham gia cộng đồng làm bánh 365 để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm làm bánh Cỡ chữ Thời gian chuẩn bị 120 Phút Thời gian nấu 60 Phút Cấp độ Trung bìnhCách làm mứt dừa không quá khó hay cầu kì một chút nào. Hôm nay, hãy cùng lambanh365.com cùng nhau tìm hiểu những cách làm mứt dừa này nhé. Mứt dừa đã là một phần không thể thiếu trong những khay mứt, kẹo của mỗi gia đình trong Việt vào trong ngày Tết cổ truyền rồi.
Menu cách làm mứt dừa
Cách làm mứt dừa truyền thống:
Cách làm mứt dừa ngũ sắc:
Cách làm mứt dừa màu tím:
Cách làm mứt dừa nâu vị cafe:
Cách làm mứt dừa màu xanh:
Cách làm mứt dừa màu vàng cam:
Cách làm mứt dừa màu hồng đỏ:
Cách bảo quản mứt dừa:
Cách làm mứt dừa truyền thống: Nguyên liệu làm mứt dừa truyền thống: 500g cùi dừa 250-280g đường trắng Đường vani Cách làm mứt dừa truyền thống:
Bước 1: Nạo dừa thành sợi
Gọt bỏ lớp vỏ nâu của dừa rồi nạo dừa thành những sợi mỏng dài ( Các bạn có thể mua về rồi tự nạo hoặc nhờ người bán dừa nạo sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn)
Bước 2: Ướp mứt dừa
Trộn dừa với đường, đậy dừa lại, để khoảng 2-3 tiếng ( các bạn có thể ngâm dừa qua đêm) cho đường chảy hết thành nước, sợi dừa thấm đường trở nên trong thì mang dừa đi sên ( trong quá trình ngâm, đảo dừa vài lần cho dừa ngấm đều đường nhé)
Bước 3: Sên mứt dừa
Cho dừa vào một chiếc chảo đế dày, đặt lên bếp, sên dừa với lửa nhỏ.
Khi dừa còn nhiều nước, các bạn không cần đảo dừa quá thường xuyên đâu, thỉnh thoảng đảo cho dừa đều thôi. Khi dừa cạn bớt nước, đường bắt đầu keo lại thì các bạn nhớ chú ý để mắt, đảo dừa liên tục nhé
Khi nước cạn sạch, đường bắt đầu có hiện tượng kết tinh, các bạn hạ lửa xuống mức thấp nhất có thể, nếu bạn thấy lửa vẫn hơi to có thể kê một miếng sắt dưới đáy chảo, sên tiếp khoảng 10 phút cho đường kết tinh hết, các sợi mứt dừa tách khô, tách rời, không còn dính lại với nhau thì thêm đường vani vào, đảo cho đều rồi tắt bếp.