Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duongtrucqui

Viết bài văn :suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà

Minh Nhân
17 tháng 3 2021 lúc 19:15

Em tham khảo nhé !

 

Viết về đề tài kháng chiến không thể không kể đến thành công rất vang dội của rất nhiều nhà văn. Nó thậm chí còn trở thành những bằng chứng thép về những tháng ngày đau thương mà hào hùng của cả dân tộc. Những tác phẩm đi sâu bám sát từng diễn biến của cuộc kháng chiến lịch sử gợi cho người đọc biết bao nhiêu liên tưởng.

Thế nhưng có lẽ trong hướng đi chung đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên cái riêng đầy khác biệt. Không đi sâu vào cuộc kháng chiến, không miêu tả cặn kẽ nỗi đau thương mà ông đi vào thứ tình cảm gia đình trong kháng chiến. Một cái riêng trong cái chung đầy vĩ đại ấy đó chính là đứa con tinh thần “chiếc lược ngà”. Câu chuyện tình cha con cảm động trong kháng chiến ấy đã lấy đi nước mắt của không biết bao nhiêu người.

Tình cảm gia đình trong thời chiến có lẽ không được nhiều nhà văn chú trọng bởi lẽ trong những thời khắc cam go đó đi sâu sát vào diễn biến cuộc kháng chiến mới là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng “Chiếc lược ngà” chính là một nốt ngân vang trong bản nhạc hào hùng đó. Nó như xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh đồng thời đó là tiếng lòng của những con người, những số phận về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà giặc đã gieo nên trên mảnh đất Việt Nam.

Tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là thứ tình cảm đại diện trong thời buổi loạn lạc đó. Thứ tình cảm dung dị đặc biệt mà bom đạn không thể vùi lấp được. Ông Sáu xa nhà khi con còn nằm trong bụng mẹ mãi đến năm con gái tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà. Thế nhưng vì vết sẹo trên mặt mà đứa con gái tên Thu không nhận ra cha vì quá khác so với hình. Nó nhất quyết không nhận ông là cha.

Chỉ đến khi ông chào từ biệt mọi người về chiến khu thì đứa con mới nhận ra cha. Tình ca con thức dậy mãnh liệt là lúc hai cha con phải chia ly. Ở chiến khu ông gửi gắm tình yêu thương con bằng việc khắc chiếc lược ngà tặng con song chiếc lược chưa đến tay con cũng là lúc ông hi sinh trong một trận càn lớn của giặc. Trong giờ phút ngắn ngủi đó ông đã kịp trao chiếc lược cho bác Ba nhờ bác chuyển cho con gái.

Viết Chiếc lược ngà nhà văn Nguyễn Quang Sáng không tập trung miêu tả cặn kẽ tình cảm gia đình trong chiến tranh mà chủ yếu tập trung khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật. Song nhà văn đã khéo léo lồng ghép để làm bừng sáng tư tưởng cách mạng khát vọng tự do trong đó. Và điều này đòi hỏi nhà văn phải là người có cái nhìn đúng đắn và giàu sức thuyết phục.

Sự yêu thương con nỗi khát khao gặp con khiến người cha không thể kìm nổi xúc động. Không chờ xuồng cập bến ông Sáu đã nhảy tót lên bờ làm chiếc xuồng chòng chành và cất tiếng gọi tha thiết: “Con! Thu”. Người cha không kìm nổi xúc động đến mức run run. Thế nhưng đáp lại tiếng gọi tha thiết ấy đứa con gái đứng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình, rồi co chạy bỏ chạy. Bỏ mặc người cha lúc này đứng chết sững, mặt sầm lại vô cùng đáng thương, hai tay buông thõng như bị gãy.

Cuộc đời như đang tạo nên cho ông nhiều tình huống dở khóc dở cười. Trong suốt mấy ngày ở nhà ông càng ra sức gần gũi chào hỏi thì con bé càng đẩy ông ra xa. Điều ông mong mỏi chỉ là một tiếng ba thân thương thế nhưng con bé lại chẳng bao giờ chịu gọi. Những lúc như thế ông chỉ nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu và cười vì khổ tâm đến mức không thể khóc nổi. Thế rồi những lúc vì khổ tâm quá không thể kìm chế được ông đã đánh con. Sau đó ông hối hận không thôi. Nỗi mâu thuẫn cứ giằng xé trong lòng người cha tội nghiệp.

Càng đến ngày hết phép cũng là lúc ông càng tuyệt vọng vì có lẽ tiếng cha sẽ mãi mãi chẳng bao giờ được nghe. Nỗi đau của ông cũng chính là nỗi đau của rất nhiều những chiến sĩ bấy giờ. Ngày đêm chiến đấu vì lí tưởng vĩ đại nhưng chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ thương gia đình.

Những tưởng người cha khốn khổ ấy sẽ mang nỗi đau đáu đến khi ra chiến trường thì đến phút cuối cùng đứa con gái đã trao cho anh Sáu một tiếng gọi ngọt ngào. Người cha đứng chào mọi người, lặng lẽ đưa mắt nhìn đứa trẻ núp sau cánh cửa anh cũng muốn đến ôm nó lắm nhưng chỉ sợ nó lại chạy đi. Anh chỉ dám nhìn con từ xa và bảo “Ba đi nghen con”. Ai ngờ trong giây phút ấy bé Thu chạy đến gọi “Ba”. Sự ngọt ngào khiến người cha như nín thở, giây phút này anh đã chờ đợi bao lâu. Cái ôm đầy bịn rịn đứa con dường như chẳng nỡ rời xa cha mình. Chỉ khi anh hứa sẽ mang tặng con mình chiếc lược ngà đứa con mới bịn rịn rời lưng cha.

Thế nhưng người cha ấy đã mang theo lời hứa mãi mãi nằm lại nơi chiến trường mưa bom bão đạn. Trong một trận càn lớn của địch anh Sáu đã hi sinh, trong cái thời khắc ấy khi chẳng còn sức lực để chăng chối điều gì anh chỉ lặng lẽ rút chiếc lược trong túi đưa vào tay bác Ba với mong muốn chuyển đến tay người con gái yêu thương của mình. Chiếc lược được người cha làm nên bởi những nhớ nhung khắc khoải và cả những ân hận trong những lần nỡ xuống tay đánh con mình. Chiếc lược người cha đã cặm cụi làm nên trong những giờ buông súng nghỉ ngơi, thỉnh thoảng lại mang ra chải tóc cho lược thêm bóng. Hình như ở cái giờ phút sinh li tử biệt đó, mọi đau thương đều nhường chỗ cho tình yêu thương, tình phụ tử. Chỉ có tình phụ tử là bất diệt trước mũi tên hòn đạn mà thôi.

Ta không thể phủ nhận một điều rằng hoàn cảnh của anh Sáu trong Chiếc lược ngà là một câu chuyện về tình cha con sâu sắc nhưng nó cũng chỉ là một trong vô số những câu chuyện gia đình cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy giờ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã tạo nên một câu chuyện vô cùng ấn tượng, một điểm sáng chói lòa trong bầu trời văn học kháng chiến. Nó thể hiện tình người sâu sắc, tình cảm gia đình bất diệt dù trong mọi hoàn cảnh vẫn sáng ngời bất diệt. Và cũng chỉ có thứ tình cảm dung dị đó mới là động lực bất diệt khiến con người ta chiến đấu quả cảm và anh dũng đến vậy mà thôi.

minh nguyet
17 tháng 3 2021 lúc 19:15

Tham khảo nha em:

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".

Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.

Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.

Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.

Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!". Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy đi mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!". Anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!

Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.

Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.

Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa... Cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!".

Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.

Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.

Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.


Các câu hỏi tương tự
Duongtrucqui
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Kiên
Xem chi tiết
Lê Thị Kim phượng
Xem chi tiết
Hưng
Xem chi tiết
Hyren
Xem chi tiết