Bài viết số 5 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Uyên

viết bài nghị luận về tức cảnh pác bó?

   

minh nguyet
14 tháng 5 2021 lúc 10:21

Tham khảo nha em:

 Hồ Chí Minh được biết tới không chỉ với tư cách của một vị lãnh tụ vĩ đại, một người chiến sĩ cách mạng can trường, mà Người còn được biết đến với tư cách của một người nghệ sĩ tài hoa. Bác đem thơ làm vũ khí phục vụ kháng chiến nhưng đồng thời sáng tác thơ cũng là cách để Người tìm thấy niềm vui trong cuộc đời cách mạng khó khăn, gian khổ. Thơ Bác mang vẻ đẹp bình dị mà đậm tình thương yêu cuộc sống, con người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết vào tháng 2/1941, trong thời gian Bác đang sống và làm việc gian khổ tại hang Pác Bó. Bài thơ là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.

             Bài thơ được mở ra với khung cảnh thiên nhiên Pác Bó và những hoạt động được lặp đi lặp lại hàng ngày của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang 

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Ngày nào cũng vậy, Bác “sáng ra bờ suối”, tối trở về hang. Biện pháp tiểu đối kết hợp với nhịp thơ 4/3 đã tạo ra cho câu thơ một nhịp điệu như sự lặp lại của các hoạt động trong cuộc sống của Bác. Bác làm việc bên bờ suối, tối trở về hang Pác Bó - không gian nhỏ, hẹp, ngột ngạt, để nghỉ ngơi. Bữa ăn của Bác cũng chẳng phải cao lương, mĩ vị, mà chỉ là những thức “cháo bẹ”, “rau măng”. Một lần nữa, biện pháp tiểu đối được Bác sử dụng trong câu thơ tạo ra sự đăng đối, nhịp nhàng. Cuộc đời của con người cách mạng sao thật khó khăn. Không chỉ phải buộc mình sống ở một nơi khắc nghiệt mà đến bữa ăn hàng ngày của Bác cũng ít ỏi đến đáng thương. Thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy được phong thái ung dung, nhẹ nhàng của con người ấy. Chỉ bằng một từ “vẫn” và tính từ “sẵn sàng” cũng đủ để người đọc hiểu rằng, Bác biết trước hoàn cảnh sống khi làm cách mạng là khó khăn, thiếu thốn, song Người vẫn chấp nhận nó như một điều tất yếu. Bởi với Người, khó khăn, gian khổ về vật chất chỉ là cách giúp cho người chiến sĩ tôi luyện tinh thần, ý chí chiến đấu của mình mà thôi.

            Hình tượng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh hiện lên với vẻ đẹp lồng lộng qua hai câu thơ cuối:

“Bàn đã chông chênh dịch sử Đảng, 

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Hình ảnh chiếc “bàn đã chông chênh” là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời khẳng định của Bác về cuộc đời làm cách mạng. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây để chỉ sự thoải mái trong tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

            Không hừng hực khí thế như những vần thơ hào hùng của Tố Hữu

“Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu

 Dấn thân vô là phải chịu tù đày

 Là gươm kề cận cổ, súng kề tai

 Là thân sống chỉ coi còn một nửa”

nhưng đọc Tức cảnh Pác Bó của Bác, ta vẫn thấy hiện lên tinh thần thép, một ý chí sắt đá của một người chiến sĩ cách mạng. Và điều ấy lại được hiện lên qua những hình ảnh rất đỗi bình dị pha giọng vui đùa. Với con người ấy, khó khăn gian khổ có là gì?

Lê Huy Tường
14 tháng 5 2021 lúc 10:07

tk

Nghị luận văn học bài thơ Tức cảnh Pác Bó - Bài mẫu 1

Nghị luận văn học bài thơ Tức cảnh Pác Bó (ngắn gọn, hay nhất)

     Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác còn là một đại thi gia của dân tộc. Những tác phẩm mà người để lại cho kho tàng văn học dân tộc tuy không cầu kì, chau chuốt nhưng đều là những viên dạ minh châu không thể thay thế, là niềm tự hào của nước nhà. Một trong số những bài thơ như thế là “Tức cảnh Pác- bó” được viết vào tháng 2 năm 1941, tại hang Pác- bó(Cao Bằng), khi Người trở về Việt Nam hoạt động và làm việc sau hơn ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài.

     Đến với bài thơ ta đã nhận thấy một sự vô tư từ ngay trong cách diễn đạt:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

     Nhịp thơ 3/3 với dấu phẩy ở giữa dòng chia câu thơ làm hai vế cân xứng như là một lời kể tự nhiên về nhịp sống thường ngày của Bác nơi núi rừng Pác- bó. Hoạt động và sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, Bác vốn đã quen với một nếp sống có kỉ luật, ở tại hang Pác- bó cũng vậy, Bác sinh hoạt và làm việc điều độ theo thời gian phân bố. Sáng thì ra suối, để sinh hoạt, để làm việc rồi đến tối trở về hang để nghỉ ngơi. Bác sinh hoạt có nề nếp và đồng thời ăn uống cũng đạm bạc:

“Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

     Hai từ “sẵn sàng” thốt lên nghe thì có vẻ như gợi ra một sự đủ đầy, muốn là có ngay mà không hề thiếu thốn một điều gì. Nhưng thực chất, bữa cơm hàng ngày của người chỉ có bẹ chuối và măng rừng, những thức rất đỗi là giản dị, nếu không muốn gọi là kham khổ. Ở nơi núi rừng Pác- bó này không thể tìm đâu ra một thứ gì tốt hơn là cháo bẹ, là rau măng, điều này đã chính tỏ Bác đnag phải làm việc và sinh hoạt trong một hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, ăn uống chỉ có thể gọi là đủ no. Nhưng những khó khăn ấy lại được Hồ Chủ Tịch thốt lên bằng giọng nhẹ nhàng sảng khoái chứng tỏ, Bác đối với những khó khăn vật chất tầm thường đều không coi là quan trọng. Đối với Bác, việc quan trọng nhất lúc này là dân, là nước, là đánh đuổi quân xâm lược:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

     Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng quay về nước, Bác Hồ vẫn ngày ngày tiếp tục con đường tìm ánh sánh cho dân tộc. Trong cái lạnh của núi rừng, trong sự thiếu thốn của vật chất, trên một chiếc bàn đá không mấy chắc chắn, Người đang tỉ mẩn dịch lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô làm tài liệu cho các chiến sĩ cách mạng học tập. Hai hình ảnh đối lập, một bên là chiếc bàn đá “chông chênh” bấp bênh, không chắc chắn với một bên là công việc trọng đại mà Bác đang làm: mở đường cho tri thức cách mạng đến với những người chiến sĩ cách mạng. Điều này càng làm nổi bật lên sự thiếu thốn trong hoàn cảnh sống và làm việc của Bác đòng thời nổi bật được trọng trách to lớn mà Bác đang gồng gánh trên vai. Sau bao nhiêu những những khó khăn về vật chất, những điều quan trọng phải làm, Bác Hồ đã kết thúc bài thơ:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

     Chỉ một từ “sang” làm cho tư tưởng bải thơ vụt sáng. Phải chăng người đọc thắc mắc vì sao Bác gọi cuộc đời cách mạng gian khổ là “sang”. Cái sang ở đây không phải là cái sang về vật chất mà mà giàu có về rất nhiều điều khác. “Sang” là ở một cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, tuy không xa hoa nhưng giản dị, hòa hợp với thiên nhiên khiến cho tâm hồn tươi tắn thanh thản. “Sang” ở đây là một tấm lòng hạnh phúc khi được hoạt động và làm việc vì nhân dân, vì đất nước, làm công việc có ý nghĩa cho cuộc đời. “Sang” ở đây là tuy thiếu về vật chất nhưng tinh thần thì luôn tràn trề đủ đầy một niềm lạc quan vào ngày giải phóng dân tộc đang dần tới.

     Với lời thơ giản dị, tự nhiên, giọng thơ sảng khoái mang đầy tinh thần lạc quan, Hồ Chủ Tịch đã cho ta thấy cái “thú lâm tuyền” của Người nhưng không phải là cái thú vui của Nguyễn Trãi, Nguyễn BỈnh Khiêm năm xưa “lánh đục về trong” mà là sự tạo nhã, hòa hợp với thiên nhiên ngay trong cuộc đời người lính. Ở Hồ Chí Minh, niềm vui hòa hợp với thiên nhiên vẫn gắn với cuộc đời cách mạng, cuộc đời hoạt động sôi nổi không ngừng nghỉ vì dân vì nước.

     Bài thơ là sự diễn tả những hoạt động thường nhật của Bác Hồ trong những ngày hoạt động ách mạng ở hang Pác- bó, Cao Bằng. Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ trong lòng người đọc càng thêm đẹp, thêm sáng lấp lánh trong sự giản dị, lạc quan, tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng và tài năng thơ ca tuyệt diệu. Nhân cách cao khiến của Người còn sáng mãi trong lòng mọi con dân nước Việt.

Nghị luận văn học bài thơ Tức cảnh Pác Bó - Bài mẫu 2

     Hồ Chí Minh được biết tới không chỉ với tư cách của một vị lãnh tụ vĩ đại, một người chiến sĩ cách mạng can trường, mà Người còn được biết đến với tư cách của một người nghệ sĩ tài hoa. Bác đem thơ làm vũ khí phục vụ kháng chiến nhưng đồng thời sáng tác thơ cũng là cách để Người tìm thấy niềm vui trong cuộc đời cách mạng khó khăn, gian khổ. Thơ Bác mang vẻ đẹp bình dị mà đậm tình thương yêu cuộc sống, con người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết vào tháng 2/1941, trong thời gian Bác đang sống và làm việc gian khổ tại hang Pác Bó. Bài thơ là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.

     Bài thơ được mở ra với khung cảnh thiên nhiên Pác Bó và những hoạt động được lặp đi lặp lại hàng ngày của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang 

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

     Ngày nào cũng vậy, Bác “sáng ra bờ suối”, tối trở về hang. Biện pháp tiểu đối kết hợp với nhịp thơ 4/3 đã tạo ra cho câu thơ một nhịp điệu như sự lặp lại của các hoạt động trong cuộc sống của Bác. Bác làm việc bên bờ suối, tối trở về hang Pác Bó - không gian nhỏ, hẹp, ngột ngạt, để nghỉ ngơi. Bữa ăn của Bác cũng chẳng phải cao lương, mĩ vị, mà chỉ là những thức “cháo bẹ”, “rau măng”. Một lần nữa, biện pháp tiểu đối được Bác sử dụng trong câu thơ tạo ra sự đăng đối, nhịp nhàng. Cuộc đời của con người cách mạng sao thật khó khăn. Không chỉ phải buộc mình sống ở một nơi khắc nghiệt mà đến bữa ăn hàng ngày của Bác cũng ít ỏi đến đáng thương. Thế nhưng người đọc vẫn cảm thấy được phong thái ung dung, nhẹ nhàng của con người ấy. Chỉ bằng một từ “vẫn” và tính từ “sẵn sàng” cũng đủ để người đọc hiểu rằng, Bác biết trước hoàn cảnh sống khi làm cách mạng là khó khăn, thiếu thốn, song Người vẫn chấp nhận nó như một điều tất yếu. Bởi với Người, khó khăn, gian khổ về vật chất chỉ là cách giúp cho người chiến sĩ tôi luyện tinh thần, ý chí chiến đấu của mình mà thôi.

     Hình tượng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh hiện lên với vẻ đẹp lồng lộng qua hai câu thơ cuối:

“Bàn đã chông chênh dịch sử Đảng, 

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

     Hình ảnh chiếc “bàn đã chông chênh” là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời khẳng định của Bác về cuộc đời làm cách mạng. Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây để chỉ sự thoải mái trong tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác. 

     Không hừng hực khí thế như những vần thơ hào hùng của Tố Hữu

“Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu

 Dấn thân vô là phải chịu tù đày

 Là gươm kề cận cổ, súng kề tai

 Là thân sống chỉ coi còn một nửa”

nhưng đọc Tức cảnh Pác Bó của Bác, ta vẫn thấy hiện lên tinh thần thép, một ý chí sắt đá của một người chiến sĩ cách mạng. Và điều ấy lại được hiện lên qua những hình ảnh rất đỗi bình dị pha giọng vui đùa. Với con người ấy, khó khăn gian khổ có là gì?

❤X༙L༙R༙8❤
14 tháng 5 2021 lúc 10:56

Thú lâm tuyền đã từng xuất hiện trong thơ ca của các nhà nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và niềm vui thú khi được sống cùng thiên nhiên đó cũng xuất hiện trong thơ ca Hồ Chí Minh, tiêu biểu là bài thơ "Tức cảnh Pác Bó":

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ này được Bác viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức.

Bác sống và làm việc trong một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, đó là hang Pác Bó. Con suối cạnh hang Pác Bó được Bác đặt tên là suối Lê-nin. Ngày ngày, nhịp sinh hoạt của Bác cứ diễn ra đều đặn, sáng sớm Bác ra bờ suối làm việc, tối đến Bác vào trong hang để nghỉ ngơi. Và khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang"

Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác. Không gian sinh hoạt của Người được diễn ra ở hai địa điểm: hang và suối. Song song với đó là hai hành động "ra bờ suối" , "vào hang" cứ tuần hoàn, nối tiếp nhau như sự tuần hoàn của tự nhiên, tạo vật. Câu thơ chỉ có 7 tiếng ngắn gọn nhưng đã miêu tả được chi tiết hoàn cảnh sống của Bác qua thời gian "sáng" - "tối", hoạt động "ra" - "vào" và địa điểm "bờ suối" - "hang".

 

Qua giọng điệu thơ dí dỏm, bạn đọc phần nào hình dung được tâm thế chủ động, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Sống và làm việc trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, dân dã: "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng".

Nhắc đến núi rừng Tây Bắc chúng ta không thể không nhắc đến hai sản vật "cháo bẹ" và "rau măng". Đây là những món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm. "Cháo bẹ", "rau măng" luôn được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ cho các bữa ăn của Người. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hồ Chí Minh đón nhận những điều đó bằng một tâm thế "sẵn sàng" của người chiến sĩ cách mạng không đầu hàng trước mọi hoàn cảnh.

Bác không những không yêu cầu được chăm sóc, phục vụ tốt hơn hay than vãn, phàn nàn về cuộc sống ấy mà ngược lại, Người tỏ ra hoàn toàn vui vẻ và thích ứng với hoàn cảnh gian khổ. Trong khi đất nước bị xâm lược, cuộc sống nhân dân điêu đứng, lầm than, Bác không thể chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình mà Bác nghĩ cho toàn thể nhân dân, dân tộc.

Nếu phiến đá bên bờ suối Lê-nin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô, khập khiễng bao nhiêu thì quyết tâm làm việc của Bác lại cứng rắn, quyết liệt bấy nhiêu. Công việc của Bác cần có sự tập trung cao độ. Ta có thể hình dung Bác dịch cuốn "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các cán bộ cách mạng lúc bấy giờ trên bàn làm việc không được cân bằng do từ láy tượng hình "chông chênh" gợi ra.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc đối với Hồ Chí Minh. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản. Từ "sang" đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác.

Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng. Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân. Chắc có lẽ trên thế giới hiếm có ai "sang" theo kiểu của Bác. Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ba câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh, chỉ đến câu thơ cuối Bác Hồ mới bộc lộ tâm trạng nhưng dường như nụ cười vui tươi vẫn thấp thoáng sau mỗi câu thơ của Người. Nó đã đẩy lùi đi tất cả những khó khăn, nguy hiểm và tiếp thêm tinh thần cho Bác, một tinh thần "thép" giữa hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn, gian khổ.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt cùng với cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo nên nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh đã cho thấy tinh thần lạc quan, sự ung dung trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.


Các câu hỏi tương tự
Thạch Ngọc Trúc Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Quế Chi
Xem chi tiết
Có Tên
Xem chi tiết
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Cao Thị Minh Vui
Xem chi tiết
Phạm Thị Hà Ly
Xem chi tiết
Dương Phương Trà
Xem chi tiết
Yuna Park
Xem chi tiết
trantran
Xem chi tiết