Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Ánh Nguyệt

Viết 2 đoạn văn (mỗi đoạn khoảng 5 câu), triển khai ý sau: Bà cô cố tìm mọi cách xúc xiểm mẹ bé Hồng. Hồng vẫn hiểu, thông cảm và bênh vực mẹ. Giữa hai đoạn sử dụng từ ngữ liên kết cho phù hợp.

B.Thị Anh Thơ
4 tháng 8 2019 lúc 21:42

Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”.Nhưng tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.

minh nguyet
5 tháng 8 2019 lúc 0:28

Tham khảo nha(hơi dài 1 chút xíu ><)

Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ. - Thứ nhất là phản ứng tâm lí của bé Hồng trước những lời gièm pha, xúc xiểm của bà cô và một vài người họ hàng khác. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì. Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ. Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng. - Thứ hai là tình yêu thương của bé Hồng đối với mẹ được thể hiện trong thời điểm người mẹ trở về. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh dẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”. Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 8 2019 lúc 21:40

Tham khảo :

Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực .Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình.Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt 1 niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa .Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng....

Nguyen
5 tháng 8 2019 lúc 8:42

Tham khảo:

Nguyên Hồng là một nhà thơ đã có nhiều những đóng góp lớn trong sự nghiệp văn học, và nhiều tác phẩm của ông đã để lại những giá trị to lớn cho người đọc, tiêu biểu đó là trong tác phẩm trong lòng mẹ tác giả đã thể hiện rõ và chi tiết được nhân vật bé Hồng.

Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng đã kể lại những hình ảnh và chi tiết đặc sắc trong tình yêu thương của cậu bé đối với mẹ của mình, những hình ảnh được đan xen trong tác phẩm đã thể hiện được rõ ràng và chi tiết trong tác phẩm của mình, những hình ảnh đó đã để lại cho chúng ta những người đọc tác phẩm có những suy nghĩ sâu sắc và vô cùng thấu hiểu về nhân vật Hồng, nhân vật Hồng đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, từ một cậu bé rất đáng thương cha mất sớm, chỉ sống với người mẹ của mình nhưng rồi hoàn cảnh đưa đẩy, mẹ cậu là một người cũng phải chịu nhiều đau đớn, một cuộc đời của Hồng và mẹ trải qua những đau đớn khi cha của Hồng mất đi, mẹ Hồng bị mọi người ruồng bỏ, nhưng rồi không chịu được những áp lực gia đình nhà chồng mà mẹ Hồng đã phải bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống bỏ lại Hồng ở lại đây.

Hình ảnh đó đã làm cho Hồng đau đớn khi người mẹ của mình không còn ở bên cạnh mình nữa, những đau đớn khi phải xa người mẹ của mình, nhưng rồi cậu cũng thấu hiểu hiểu được tình yêu của mình dành cho mẹ là vô bờ bến, những đau đớn mà mẹ phải gặp phải thật xót xa những hình ảnh đó đã làm cho cậu bé này có thêm động lực sống, ngày qua ngày Hồng sống với bà cô độc ác, bà ta dùng những lời nói làm cho tái tim của cậu bé này thật đau đớn xót xa, những hình ảnh đó đã mang trong cậu những hoài niệm lớn khi tình yêu mà cậu dành cho người mẹ của mình không có gì có thể thay đổi được, những đau đớn đó làm cho Hồng tủi hổ hơn, nhiều những chi tiết mà thể hiện được tấm lòng của Hồng đối với mẹ là vô cùng lớn lao, những điều đó đã tác động sâu sắc đến con người của Hồng.

Những lời nói chua cay độc ác, nhằm tác động đến cậu bé này là người mẹ của cậu rất xấu thì cậu lại chỉ đau đớn và xót xa cho những hoàn cảnh như vậy, tình yêu thương của cậu với mẹ của mình không chỉ vì mấy lời nói độc ác của bà cô mà có thể thay đổi được, nỗi đau mà cậu bé phả đối mặt đó là những lời hỏi của bà cô: Hồng mày không vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày sao, mẹ mày bậy giờ giàu có lắm không còn như trước đau, những lời cặn hỏi đó đã làm cho Hồng thêm đau đớn xót xa những nỗi xót xa đó tác động sâu sắc đên Hồng, một cậu bé nhưng đã mang trong mình những trái tim sắt đá những nỗi niềm đó khắc họa sâu sắc qua con người của Hồng, những hình ảnh đó tác động lớn đến những nỗi niềm sâu thẳm nó mang trong trái tim cậu bé này những hoài niệm và đau thương cho người mẹ của mình, cậu hiểu được tại sao người mẹ phải ra đi, những đau đớn này đã rày xé lấy tâm hồn của cậu.

Cậu bé đã thấu hiểu được những gì mà mẹ mình đã phải trải qua, giờ đây khi cậu đã đủ để hiểu được những điều đó thì những lời nói của bà cô độc ác đó không làm cho cậu ngừng thương nhớ và yêu quý người mẹ của mình, những hành động của bà cô chỉ làm cho cậu thấu hiểu được mẹ mình thật đáng thương, những hành động đó đã cho thấy cậu là một người con vô cùng có hiếu yêu thương mẹ của mình, những điều đó đã tạo nên những điều rất tuyệt vời và vô cùng đáng quý. Nhiều những hình ảnh khác cũng thể hiện rất chi tiết và rõ những điều đó, những mong muốn mà tác giả đã thể hiện mang những hình dáng của những tấm lòng vị tha bao dung và thấu hiểu được tấm lòng của người mẹ.

Khi Hồng luôn mong nhớ về người mẹ của mình, cậu tin rằng mẹ mình sẽ trở lại, điều đó thật đúng khi trái tim của người con lúc nào cũng hướng tới mẹ, một trái tim của người con đã thấu hiểu được những điều mà mẹ mình đã phải làm để có một cuốc ống tốt hơn, trong chi tiết tác giả nhìn thấy mẹ mình mờ ảo từ xa, nhưng trực giác đó thật đúng, khi cậu nhìn thấy mẹ mình thì đó là những điều rất tuyệt vời, những điều đã để lại bao nhiêu những rung động thiết tha bởi trong trái tim của Hồng mẹ sẽ quay trở lại, khi nhìn thấy mẹ cảm xúc của Hồng đã thay đổi, Hồng hiểu được những nỗi đau đó của mẹ mình, những nỗi đau đó thầm kín và sâu sắc thấm đẫm trong lòng của người con này, chạy ra ôm mẹ trái tim nghẹn đứng.

Hình ảnh đó đã đủ để chúng ta thấy được những điều rất lớn lao trong tâm hồn của người, chi tiết đã thể hiện được điều đó là những hành động và nó vang vọng đến tâm hồn của người, những hành động của một người có nhiều yêu thương, tình cảm của Hồng đối với mẹ mình là vô bờ bến nó mang dáng vóc của một con người có trái tim nồng hậu và thấu hiểu.

Trong lòng mẹ đã thể hiện rõ tình cảm của cậu bé Hồng đối với người mẹ của mình, những hình ảnh đó đã thể hiện Hồng là một người có tấm lòng yêu thương mẹ của mình vô bờ bến, và bao dung nhân hậu trước hoàn cảnh sống khó khăn.

kayuha
4 tháng 8 2019 lúc 22:23

Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện từ hai góc độ. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt: sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người không thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì.

Những thông tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt, trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ “cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng không che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn tươi nuốt sống chú bé của bà cô tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của “cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cô của Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những câu chuyện tầm phào, bâng quơ.

Qua đó, sự độc ác và tàn nhẫn của bà cô được nhấn mạnh và khắc họa rõ nét: bà ta không những khinh bỉ người mẹ mà còn cô" tình châm chọc vào nỗi đau của chú bé để thỏa mãn thói quen hành hạ người khác. Cuộc đối thoại đạt tới đỉnh cao khi bà cô, qua câu chuyện được nghe từ cô Thông, đã dồn chú bé vào trạng thái đau khổ, uất ức: “cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng”. Nhưng bà cô vẫn không buông tha, tiếp tục bày mưu tính kế mà thực chất là ra lệnh cho bé Hồng: “Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nôi xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?”. Đại từ “mày” mà bà cô dùng để nói với cháu mang trong nó sự khinh bỉ tột cùng, và mỗi lần đại từ ấy được phát ra từ cửa miệng bà ta thì kèm theo đó là một sự đay nghiến, chì chiết, như một nhát dao đâm vào trái tim đau đớn của chú bé. Đó là thành kiến của một thời gian, gắn với cách nhìn thủ cựu của những con người bị cột chặt trong vòng lễ giáo lạc hậu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Bà cô muốn sự hiện diện của mẹ bé Hồng sẽ minh chứng cho những gì bà ta nói, và nếu tất cả mọi điều xảy ra như vậy thì bà cô sẽ là người sung sướng nhất, bởi bà ta sẽ có được sự thỏa mãn trên nỗi đau của mẹ con bé Hồng. Đối với Hồng, người mẹ bao giờ cũng là một hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng. Do đó, khi bà cô khuyên Hồng nên vào thăm mẹ vì mẹ “phát tài” và mẹ có “em bé” mà hai từ “em bé” ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”.

Còn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, không còn là giấc mơ nữa, người mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cô và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.


Các câu hỏi tương tự
Bách Nguyễn Đức
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
TOẢN
Xem chi tiết
hãy trao cho tao
Xem chi tiết
Hoàng văn tiến
Xem chi tiết
Hon Sì Quạc
Xem chi tiết
Trà Ma
Xem chi tiết
Vân Nguyễn
Xem chi tiết
Nhung Bo
Xem chi tiết