Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

MonKey D. Luffy

VD về một tấm gương vượt khó : ??!

HELP ME

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 3 2017 lúc 15:26

Một tấm gương vượt khó nói đến Nguyễn Ngọc Kí.

TRUYỆN:

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đó là “Tôi đi học”, “Tôi học đại học” tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:

Đức tài rực sáng sao Khuê

Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời

Lấy dân làm đạo, làm vui,

Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

Thầy còn đi giao lưu khắp nơi, khắp các vùng, miền trong cả nước. Từ trường tiểu học đến trường đại học, các bạn đều rất thích được thầy tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục! Chẳng thế mà một thầy giáo trẻ từng bày tỏ “Thầy Ký giao lưu một tiết bằng chúng em dạy giáo dục công dân cả năm… Thầy đã thực sự truyền lửa và lòng nhiệt huyết đến các bạn trẻ”.

Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội."

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
13 tháng 3 2017 lúc 15:30
MỘT TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ NÓI ĐẾN NGUYỄN NGỌC KÍ.

Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Để tôi kể bạn nghe câu chuyện về một con người tật nguyền, là một tấm gương vượt khó tuyệt vời, một con người làm nên những điều kì diệu! Đó là Nhà văn, Nhà giáo ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ – “Người viết nên số phận bằng đôi chân”. Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi. Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường:“Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”. Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ...
Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học.Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị. Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết. Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngày luyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viết được bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ và đẹp hơn.Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩu gạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở. Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãi không viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Có những lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắc mình phải tiếp tục. Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãi mà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúp Ký tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Những người hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? ... Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó. Không những kiên trì với những mục tiêu mình muốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạo trong những thứ mình làm. Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đến khâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắt chữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu: “HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn. Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kì lạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểm xong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhật Bác. Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầm kéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữ được, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chân phải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấy lại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hai lưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùng chân trái mở kéo sau mỗi lần cắt. Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéo trở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vào giường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt, cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viên mình phải cắt thật đẹp. Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đã hoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắc ghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giác Bác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”. Trong thơ Tố Hữu có câu: “Thua ván này ta bày ván khác
Có can chi miễn được cuộc cuối cùng” Đây cũng là phương châm làm việc và học tập của Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờ hoàn thành được việc muốn làm thì thôi. Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo của mình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực của mình đến với mọi người. Trong một chương trình có khách mời là thầy Nguyễn Ngọc Ký, khi người dẫn chương trình hỏi thầy: “Mọi người khi nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì hay nhắc đến những từ rất tuyệt vời, thầy là người viết lên số phận, viết lên sự nghiệp của mình bằng đôi chân, thầy nghĩ sao về nhận định này?”. Thầy Ký nhẹ nhàng trả lời: “Tôi rất xúc động về những nhận định đó… Nói như vậy cũng đúng nhưng chưa đủ. Theo tôi thì tôi đã dùng đôi chân cùng với khối óc và trái tim để viết lên cuộc đời mình!”. Chúng ta có xuất phát điểm hơn thầy Ký rất nhiều vì vậy hãy cố gắng nhiều hơn nữa bạn nhé. Tôi mong và chúc bạn sẽ viết lên những trang thật đẹp của cuộc đời mình. Tìm hiểu về cuộc đời thầy Nguyễn Ngọc Ký, tôi thấy bản thân mình thật may mắn. Tôi được sinh ra trong thời bình, được bố mẹ tạo điều kiện cho học hành đầy đủ và có một cơ thể khỏe mạnh.

Tôi có rất nhiều điều kiện tốt và thuận lợi hơn rất nhiều người. Ấy vậy mà đã có lúc tôi không biết trân trọng những thứ mình đang có, tôi thấy cuộc sống của mình sao mà nhiều khó khăn vậy, tôi cũng từng hỏi bản thân “Sao mình không được may mắn như người nọ người kia?”….

Và cũng thật may vì giờ đây tôi đã nhận ra giá trị của những thứ mình đang có, nhận ra suy nghĩ của mình trước đây thật quá hạn hẹp. Câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Ký đã cho tôi rất nhiều bài học, điều mà tôi cảm nhận được từ thầy Ký đó là tinh thần lạc quan và sự kiên trì sẽ làm nên những điều “kì diệu”!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kia Pham
Xem chi tiết
Nguyến Nam Sơn
Xem chi tiết
Dương Nhi
Xem chi tiết
vuminhhieu
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Bq Đăng
Xem chi tiết
Cô Bé Lạnh Lùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Nguyễn T...
Xem chi tiết