Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Trang

Vai trò của Đức Ý Nhật trong CTTGT2?

Nguyễn Duy Khang
15 tháng 1 2020 lúc 9:55

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:

+ Nhật xâm lược Trung Quốc;

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hoà.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Duy Khang
15 tháng 1 2020 lúc 9:58

Cuộc Đại khủng hoảng trên quy mô toàn cầu vào năm 1929 khiến kinh tế trở nên tiêu điều, dân chúng các nước trở nên khốn khổ. Tại nhiều nước, người dân trở nên căm ghét chính phủ và các nhà tư bản, họ quay sang ủng hộ các tư tưởng cực đoan, đòi phát động chiến tranh để phân chia lại thuộc địa, chiếm thêm tài nguyên để giải quyết khó khăn trong nước. Trong bối cảnh đó, vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức, trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường các nước Tây Âu và Trung Âu.

Riêng tại Đức, Đảng Đức Quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền mạnh. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc của người Đức, cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn.

Thủ lĩnh Đức Quốc xã, Adolf Hitler, đã trình bày tham vọng của mình ngay từ năm 1924, trong cuốn tự truyện Mein Kampf, cụ thể như sau:

Nước Đức sẽ trở thành "bá chủ của thế giới". Trước hết, phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếp của dân Đức". Sau khi đã tiêu diệt được Pháp, Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủ yếu là chiếm đất của nước Nga để giành lấy "không gian sinh tồn" (tức là mở rộng lãnh thổ và tài nguyên), nếu chiếm được nước Nga, nước Đức sẽ không còn bị bó hẹp trong lãnh thổ bé nhỏ hiện tại mà sẽ trở thành một đại quốc có lãnh thổ rộng bao la. Về tính chất của nhà nước Quốc xã tương lai, Hitler nói rõ rằng sẽ không có cái trò "dân chủ ngu xuẩn" và rằng Đế quốc thứ Ba sẽ được đặt được một thể chế độc tài. Hitler xem mọi đời sống như là sự tranh đấu trường kỳ và thế giới như là khu rừng, trong đó chủng tộc nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị. Đây là điều cốt lõi của tư tưởng Quốc xã về tính ưu việt của chủng tộc Aryan (người Đức). Và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt lên trên thì phải chà đạp những chủng tộc khác, đặc biệt là những chủng tộc mà Hiler xem là cỏ rác – đó là Do Thái và Slav (người Nga).

Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc xây dựng lại quân đội. Đức bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự. Trong khi đó, nhiều nhà tài phiệt Anh, Mỹ và phương Tây đã cung cấp tài chính cho Hitler vào những năm 1930 để ông ta có thể chi trả cho các hoạt động chính trị cũng như giúp Đức gây dựng nền công nghiệp quân sự (vấn đề mối quan hệ tài chính của Đức Quốc xã với các tập đoàn tư bản Mỹ được che giấu triệt để đã được nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Anthony Sutton làm rõ trong cuốn sách "Phố Wall và sự nổi lên của Hitler"[9]). Các tài liệu mới giải mật từ kho lưu trữ Hoa Kỳ cho thấy Thượng nghị sĩ Prescott Bush (cha của Tổng thống Mỹ thứ 41 và ông nội của Tổng thống Mỹ thứ 43) là một trong những nhà tài phiệt Mỹ đã tham gia giao dịch với các kiến ​​trúc sư tài chính của chủ nghĩa phát xít[10].

Vào năm 1936, với ý định đáp trả hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935, Hitler đã đem quân tái chiếm đóng Rhineland, vùng đất mà theo quy định của Hòa ước Versailles là không thuộc về người Đức. Chính phủ Pháp lúc ấy đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính ở trong nước khiến đồng franc mất giá[11], nên họ chủ trương tránh gây sự với người Đức mặc cho Đảng Cộng sản Pháp kêu gọi chính phủ có hành động quân sự nhằm lấy lại quyền kiểm soát đối với khu vực này. Chính phủ Anh cũng ủng hộ hành động xâm lược của Đức trong tình cảnh người dân Anh kêu gọi chính phủ không dùng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng và đa số người Anh tin rằng các thỏa thuận của hiệp ước Versailles là bất công đối với nước Đức[12].

Giới chức Anh, Pháp, Mỹ, bất chấp sự trỗi dậy của Đức Quốc Xã, đã tích cực đầu tư vào nền kinh tế Đức, tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phát xít Đức phát triển[13]. Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh Vickers-Armstrong đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Đức, trong khi các công ty Mỹ như Pratt & Whitney, Douglas, Bendix Aviation... cung cấp cho Đức các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tối tân[14]. Thủ tướng Anh Stanley Baldwin tóm tắt vấn đề vào tháng 7 năm 1936 như sau: “Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu, thì tôi mong đó sẽ là cuộc chiến giữa Bolshevik (Liên Xô) và Đức Quốc Xã”[15].

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
15 tháng 1 2020 lúc 10:48

* Cuộc chiến tranh:

- Là các nước kích động, tạo nên các mâu thuẫn lớn để dẫn tới chiến tranh.

- Là các quốc gia trực tiếp gây nên cuộc chiến đẫm máu của nhân loại.

* Với nhân loại:

- Kích động sự thù hận.

- Gây nên các tội ác lớn: diệt chủng, nạn đói, vơ vét tàn bạo.

- Vi phạm tội ác chiến tranh:

+ Tàn sát, giết chóc với dân thường, trẻ em đối phương (Đức với Liên Xô, Nhật với Trung Quốc…)

+ Tàn sát giết chóc đối với tù binh.

+ Phá tan trường học, bệnh viện…

- Có nhiều chính sách man rợ, bệnh hoạn (phát xít Ý).

- Các chính sách tư tưởng cực đoan đối với nhân dân các nước khác cũng như với nhân dân mình (Đức).

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
15 tháng 1 2020 lúc 14:53

Trách nhiệm của Đức Ý Nhật:

* Cuộc chiến tranh:

- Là các nước kích động, tạo nên các mâu thuẫn lớn để dẫn tới chiến tranh.

- Là các quốc gia trực tiếp gây nên cuộc chiến đẫm máu của nhân loại.

* Với nhân loại:

- Kích động sự thù hận.

- Gây nên các tội ác lớn: diệt chủng, nạn đói, vơ vét tàn bạo.

- Vi phạm tội ác chiến tranh:

+ Tàn sát, giết chóc với dân thường, trẻ em đối phương (Đức với Liên Xô, Nhật với Trung Quốc…)

+ Tàn sát giết chóc đối với tù binh.

+ Phá tan trường học, bệnh viện…

- Có nhiều chính sách man rợ, bệnh hoạn (phát xít Ý).

- Các chính sách tư tưởng cực đoan đối với nhân dân các nước khác cũng như với nhân dân mình (Đức).

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan Đăng Nhật Minh
Xem chi tiết
Toan Ngo
Xem chi tiết
antano miriki
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Sáng
Xem chi tiết
Cơm Trắng
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Ánh
Xem chi tiết
KIEU TRANG DOAN THI
Xem chi tiết
Nguyễn Rin Alen
Xem chi tiết