Hướng dẫn soạn bài Quan Âm Thị Kính

Hoàng Vũ

Tục ngữ có câu"không thầy đố mày làm nên" nhưng lại có câu "học thầy không tày học bạn" .Em hiểu gì về 2 câu tục ngữ trên (văn nghị luận, khoảng 50 dòng)

Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:37

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu:


Không thày đố mày làm nên

Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn:


Học thầy không tầy học bạn


Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?


Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. "Học thầy không tầy học bạn" lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn.


Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai câu đều có điểm chưa thoả đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thoả đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hoá tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tự thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy.


Câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn" chưa thoả đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tầy học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tầy học bạn" là sai.


Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lý trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ. Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kỳ lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "Quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tầy học bạn" sẽ rất chông chênh.


Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tầy học bạn" dường như là mẫu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bố ích, hoàn chỉnh: Vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đối với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.
Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:38

bài này là không thầy đố mày làm nên"
bài nay minh dựa vào 1 bài mẫu và bây giờ minh tự làm theo ý của minh nha
Trong xã hội người thầy mang vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện và phat triển của học sinh. Điều đó đã đươc ông cha ta khẳng định từ muôn đơì nay. Vì thế kho tàng tục ngữ vn đã có câu: không thầy đố mày làm nên. Để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ mang hình thức thách đố nhưng mang tính chất khẳng định với cấu trúc phủ định. Hai từ thầy và mày, mày chỉ người học sinh nhưng không có ý hạ thấp người học sinh mà ông cha ta đã dung cách nói gieo vần làm cho câu tục ngữ thêm âm điệu và sâu sắc hơn. Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người thầy nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta tư xưa đến nay , khuyên moi con người phải tôn trọng thầy cô giáo .

Đối với thầy không chỉ là người dạy chúng ta tri thức mà còn dạy phẩm chất đạo đức làm người, mỗi công việc, mỗi thành công của người học một phần nhờ công dạy dỗ của người thầy, thầy tượng trưng cho những thế hệ đi trước có nhiều kinh nghiệm của cuộc sống mà truyền lại cho ta qua các bài giảng. Các bạn hãy nhớ lại xem khi mới vào lớp nhỏ bạn đã đươc thầy dìu dắt dạy cho bạn những dong chữ đơn giảng nhưng đầy đủ căn bản để lên lớp trên. Khi đến những lớp cao hơn thầy dạy cho ta những kiến thức thực tế để mỗi ngày đi học là mỗi ngày có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Trước nhưng thành công của bạn là một hành trình to lớn của người thầy, ngày công mài dũa mọt viên đá cứng thành một viên ngọc sắc bén luôn tỏa sáng trên đường đời. Nhưng thành công ấy cũng một chút là nhờ sự chăm chỉ sự rèn luyện ngày đêm của mỗi người học sinh, nếu như thầy dạy tận tinh mà người học sinh không biết tiếp thu và áp dụng vào đồi sống thực tế thì cũng vô ích, công lao của người thầy rất to lớn với sự nghiệp sau này của người học, đó chính là mầm mống của sự thành đạt, mỗi người thầy tận tình yêu thương hết lòng dạy dỗ học sinh chưng tỏ sự yêu nghề và một sự góp phần to lớn với sự phát triển của đất nước.

Trước công lao to lớn của người thầy mỗi học sinh cần phải biết tôn trọng người thầy luôn kinh trọng ở mọi lúc mọi nơi, và không ngừng áp dụng kiến thức thầy dạy vào cuộc sống để tạo nên nhưng thành công. Đó chính là điều mong muốn của người thầy dạy dỗ ta nên người.

Nói tóm lại câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng hãy luôn kính trọng thầy không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động, hãy tạo cho mình mọt thành công rực rỡ đó chính là một sự biết ơn sâu sắc mà không gì sánh bằng, hãy chứng tỏ mình là một con người văn minh tiến bộ biết đạo lí làm người và xứng đáng là con người đất việt , con rồng cháu tiên

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:38

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:39

Từ xưa đến nay nhân dân ta vẫn giữ gìn, nâng nu truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn thuộc nằm lòng câu ca dao:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

PROMOTED CONTENT by Mgid Một cô gái 26 tuổi đã kiếm tiền tỷ nhờ vào mẹo này! Sản phẩm này là kẻ thù của mỡ! Các triệu phú Bitcoin mới nổi đang tiết lộ bí mật của họ Thiên thần FUN88 xinh đẹp mang tới 150% Tiền thưởng bóng đá nhanthuong88.com

Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”

Bởi vì chính người thầy đã hướng dẫn, uốn nắn chúng ta trở nên người hữu ích cho xã hội. Khẳng định mạnh mẽ vai trò của tác dụng người thầy, tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Trong khi đó, chính tục ngữ cũng lại có câu:

“Học thầy không tày học bạn”

TIN HOT by Mgid Một cô gái 26 tuổi đã kiếm tiền tỷ nhờ vào mẹo này! Nếp nhăn, bọng mắt và quầng thâm sẽ biến mất trong vòng 20 phút! Hôi miệng sẽ biến mất nếu bạn uống thứ này trước giờ ngủ Thiên thần FUN88 xinh đẹp mang tới 150% Tiền thưởng bóng đá nhanthuong88.com

Vậy quan niệm trong hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn nhau hay có gì chưa thỏa đáng? Và người học sinh chúng ta nên hiểu việc học thầy học học bạn như thế nào cho đúng?

Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.

Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.

Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.

Đúng là cả hai câu tục ngữ đều nhìn nhận vấn đề chưa được thỏa đáng. Cho rằng: “Không thầy đố mày làm nên” là coi người thầy giáo có vai trò quyết định tuyệt đối trong quá trình học tập, trong sự rèn luyện thành người của người học sinh thi đúng là hơi quá. Tuy người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự thành đạt, làm nên của học trò mình nhưng không phải là quyết định tất cả. Chính nhờ thầy là bậc đàn anh đi trước truyền đạt lại mà học trò là người đi sau mới có được các kiến thức mới mẻ, mới hiểu ra bao điều hay lẽ phải. Thầy giáo hướng dẫn cho học trò từng bước đi lên vững chắc hơn, nhưng chỉ có sự làm việc của người thầy thôi chưa đủ. Bên cạnh sự tận tâm hướng dẫn của người thầy đòi hỏi có sự nỗ lực chủ quan của trò. Người thầy dù có hết lòng hết sức và truyền đạt hay cách mấy mà trò thiếu ý thức, không chịu cố gắng học tập thì cũng không sao làm nên được. Hơn nữa, chỉ học ở trường thôi chưa đủ. Học trò còn phải học hỏi thêm ở cuộc sống ngoài xã hội trong gia đình và cả bạn bè nữa.

Trái lại, nếu ta khẳng định: “Học thầy không tày học bạn” thì đúng là quá hạ thấp vai trò người thầy và đề cao quá đáng vai trò của bạn bè trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện. Đúng ra, bạn bè chỉ có thể đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ, trao đổi thêm để cùng tiến bộ chớ nếu không tày thì không ổn, là quá cường điệu. Vả lại, bạn bè chỉ giúp đỡ được nhau khi có sự bản ban và hướng dẫn của thầy giáo, khi bạn bè biết thương yêu, thông cảm và đoàn kết với nhau, có cùng chí hướng, cùng quyết tâm nỗ lực đi lên. Khi ấy học bạn mới mong có kết quả được. Trong việc học tập của mọi người đâu phải lúc nào hay bất cứ ai cũng có thể gặp được bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ mình một cách chân thành, vô tư. Thành ra coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy giáo và quá đề cao việc học tập ở bạn bè và kết luận rằng học bạn có kết quả hơn học thầy là không chính xác.

Thấu suốt ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào, bỏ qua câu nào. Phải biết khéo léo vận dụng cả hai câu vào quá trình học tập của mình. Cả hai câu tục ngữ trên sẽ bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa và đem lại cho chúng ta bài học bổ ích trong việc rèn luyện để vươn lên của mình. Ta phải xác định vai trò của người thầy giáo dối với việc hướng dẫn dạy dỗ chúng ta. Muốn làm nên, nghĩa là thành đạt, chủ yếu là ta phải học ở thầy, nhưng về phía bản thân phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và đồng thời phải biết học hỏi thêm ở thực tế cuộc sống ở gia đình và đặc biệt là ở bạn bè là những người luôn gần gũi sát cánh bên ta trong việc học tập. Phải làm sao tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái trong bạn bè để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Có như vậy mới mong đạt được kết quả tốt đẹp được.

Tóm lại, cả hai câu tục ngữ trên nếu đứng riêng ra thì mỗi câu đều không được đúng hoàn toàn và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta đi cùng với nhau chúng ta sẽ nhận được từ chúng một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Phải coi trọng việc học thầy, đồng thời cũng phải kính trọng thầy đúng theo tinh thần tôn sư trọng đạo của cha ông: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bên cạnh đó, cũng phải biết thương yêu, đoàn kết, khiêm nhường học hỏi ở bạn bè và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.



Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:39

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh cùa mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò cùa thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết qụả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật… thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỷ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội…

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 – 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học vởi thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.


Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 1 2018 lúc 19:40

Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? Ta cần hiểu vấn đề này như thế nào?

Kho tàng tục ngữ Việt Nam là phương tiện chuyền tải những kinh nghiệm quý giá của nhân dân về những vấn đề tự nhiên, xã hội. Do hình thức ngắn gọn, hàm súc nên tục ngữ chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi, cơ bản mà không mở rộng, bàn luận, nhận xét. Bởi vậy, có khá nhiều cặp tục ngữ luôn tồn tại song song với nhau tưởng như đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” cũng nằm trong số đó.

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,… không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.

Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng". Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.

Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,… Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.


Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
17 tháng 1 2018 lúc 20:37

KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn thầy giáo và ghi nhận vai trò to lớn của thầy giáo đối với sự thành đạt của mỗi cá nhân, tục ngữ ta có câu:


Không thày đố mày làm nên

Nhưng cũng lại có truyền thống hiếu học. Không chỉ học thầy, chúng ta còn học bạn:


Học thầy không tầy học bạn


Hai câu tục ngữ đều nói lên tinh thần hiếu học, nhưng thể hiện hai quan niệm dường như mâu thuẫn. Vậy chúng ta nên hiểu việc học thầy học bạn như thế nào cho đúng? Và bản thân chúng có mâu thuẫn hay không?


Xét cho cùng thì hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn vì cả hai câu đều nói về vai trò và tác dụng của người dạy đối với người học. Nhưng hai câu tục ngữ lại có chỗ khác nhau do sự tách biệt người dạy là thầy giáo và người dạy là bạn bè ở hai câu. Do sự tách biệt trong so sánh ở hai câu mà hai câu tục ngữ bị đẩy về hai thái cực. "Không thầy đố mày làm nên" thì tuyệt đối hoá vai trò của người thầy. "Học thầy không tầy học bạn" lại tuyệt đối hoá vai trò của người bạn.


Đề cao việc dạy, nhấn mạnh việc học, cả hai tục ngữ đều đúng, nhưng cả hai câu đều có điểm chưa thoả đáng. Câu "Không thầy đố mày làm nên" chưa thoả đáng vì quá đề cao vai trò của người thầy, tuyệt đối hoá tác dụng của người thầy đối với cuộc đời, sự nghiệp của người học. Không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thầy giáo đối với sự thành đạt, "làm nên" của học trò, nhưng không thể vì thế mà người thầy hoàn toàn quyết định. Người học trò trưởng thành, "làm nên" một phần lớn nhờ công ơn chỉ đạo, hướng dẫn, dạy bảo của người thầy giáo, nhưng phần quyết định vẫn là sự nỗ lực chủ quan tự thân vận động của chính họ để học hỏi và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo... trong kho tàng tri thức chung của nhân loại. Trong quá trình tự vận động đó, có nhiều điều họ tiếp nhận từ gia đình, bạn bè, xã hội chứ không phải chỉ từ người thầy.


Câu tục ngữ "Học thầy không tầy học bạn" chưa thoả đáng vì quá hạ thấp vai trò của người thầy, quá đề cao tác dụng của bạn bè trong việc học. Trong học tập, thầy giáo là người chủ đạo, học trò là người chủ động, bạn bè là người hỗ trợ, giúp đỡ, "xúc tác". Vì vậy nói "học thầy không tầy học bạn" là thái quá, hạ thấp người thầy, quá đề cao vai trò, tác dụng của việc học hỏi bạn bè, xem học bạn hơn học thầy. "Học thầy không tầy học bạn" là sai.


Để đánh giá đúng hai câu tục ngữ nói trên, chúng ta cần lưu ý đặc trưng loại thể tục ngữ, một loại hình nghệ thuật dân gian thiên về lý trí, trí tuệ dùng để đúc kết kinh nghiệm sống và răn dạy về ứng xử. Nhằm mục đích đó và để cho dễ nhớ, tác giả dân gian thường dùng lối nói ngắn gọn hàm súc, ngoài nhịp điệu, nhiều khi dùng lối nói phóng đại, cường ngôn, lộng ngữ, một chiều để nhấn mạnh, khắc sâu, đề cao bài học trong bản thân câu tục ngữ. Hai câu tục ngữ trên có khả năng chủ yếu nói về kinh nghiệm học nghề học việc trong thời kỳ lao động xã hội được tổ chức theo hình thức thủ công là chính. Đặt trong bối cảnh đó và xét trên bình diện nghĩa tương ứng thì sẽ thấy hai câu tục ngữ trên khác hẳn câu " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Khác chúng ta, cổ nhân quan niệm người hơn nửa chữ đã là thầy. Và theo triết học cổ về ý thức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, "Quân - quân, thần - thần, phụ - phụ, tử - tử", rõ ràng là thầy thì không còn là bạn nữa. Trong trường hợp đó (học chữ, dạy chữ), câu "Học thầy không tầy học bạn" sẽ rất chông chênh.


Thoáng nhìn, hai câu "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tầy học bạn" dường như là mẫu thuẫn. Nhưng khi sóng đôi, chúng sẽ cho ta bài học bố ích, hoàn chỉnh: Vừa kính trọng thầy, vừa coi trọng bạn. Kính trọng thầy để tỏ lòng tôn sư trọng đạo đối với người đã dìu dắt ta "làm nên". Tôn trọng bạn để học hỏi, nâng đỡ nhau cùng tiến bộ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
17 tháng 1 2018 lúc 20:37

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 1 2018 lúc 22:08

Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những điều này vừa được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:



“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?

Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong chuyện rèn luyện & học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công chuyện gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm,thất bại.

Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè.Cho rằng chuyện học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học tập & nâng cao kiến thức.
Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hội…Do đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc.

Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế.

Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn nhau,học ở nhân dân,không học nhân dân là thiếu sót lớn”

Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy & học ở bạn.

Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy,đồng thời (gian) phải biết học ở bạn.

Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thu Hương
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
Thu Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Khoa
Xem chi tiết
Thu Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thân Thương
Xem chi tiết
ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tran Thi Phuong trinh
Xem chi tiết