Hội thoại

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuyên Dương

Tục ngữ có câu ''Lời nói gói vàng''.Ca dao lại có câu ''Lời nói chẳng mất tiền mua.Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau''.Có phải mâu thuẫn nhau không?Dựa vào phương châm hội thoại hãy lý giải điều đó.

Mai Hà Chi
27 tháng 6 2017 lúc 10:27

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vửa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiểu quả giao tiếp.

Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và

"Lời nói không mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân goan về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng . Điều nào đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới bói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diện đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ các sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ca dao khác:

- Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng

Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 11:55
Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng", hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói. Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp. Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý. Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.
Nguyễn Quỳnh Trang
24 tháng 10 2017 lúc 21:08

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vửa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiểu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân goan về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng . Điều nào đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới bói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diện đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp. Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa. Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ các sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại. Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa. Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ca dao khác: - Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.


Các câu hỏi tương tự
Vũ Nhi
Xem chi tiết
Đăng Phan
Xem chi tiết
ĐINH THẢO TRANG
Xem chi tiết
Hongloan Nguyen
Xem chi tiết
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Lê Bá Khương
Xem chi tiết
Dieu Ngoc
Xem chi tiết
Tạ Lan Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Vân
Xem chi tiết