Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác-Hội thoại là hoạt động giao tiếp trong đó vai xã hội (vị trí của người tham gia hội thoại) được xác định bằng các quan hệ xã hội (thân sơ, trên dưới…) Sử dụng ngôn ngữ đúng vai trong quá trình tham gia hội thoại: đúng đối tượng, văn hóa.. sử dụng tốt các phương châm hội thoại.
- Các phương châm hội thoại:
+ Phương châm về lượng: Nói đúng nội dung, không thiếu, không thừa.
Ví dụ: Cậu mua áo ở đâu mà đẹp thế
Trả lời: Hàng cô Lan ngay cổng chợ ấy.
+ Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Ví dụ: Nhà hàng xóm hôm nay thu hạch ngô, có bắp ngô to như cái cột nhà vậy.
+Phương châm quan hệ: Cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Ví dụ: Con ăn cơm chưa?
Trả lời: Con đang học bài mà.
+ Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
Ví dụ: Từ nhà đến trường bao nhiêu cây số
Trả lời: Từ nhà em đến trường đi qua mười cây lớn, rẽ sang ngã ba, đi qua hai mươi cây nữa, rồi rẽ phải đi độ 500 mét là đến.
+Phương châm lịch sự: Cần tế nhị, tôn trọng người khác.
Ví dụ: Muốn nhờ một bạn cho mình ngồi cạnh
“Xin lỗi, làm phiền,bạn có thể ngồi nhích sang cho tớ ngồi cạnh với được không? Cảm ơn nhé”
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
+ Vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
Ví dụ: Khi mọi người đang ngủ trưa yên tĩnh, Tý đi sang nhà hàng xóm về chào lớn “Chào cả nàh, mọi người đang ngủ trưa đấy ạ”
+Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác, yêu cầu khác quan trọng hơn
(Trong trường hợp bệnh nhân đang mắc bệnh rất nặng mà không thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý khi điều trị, lúc này bác sĩ có thể không nói chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm điều trị)
+Muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý khác
Ví dụ: Tiền bạc chỉ là tiền bạc!
Rõ ràng tiền bạc là tiền bạc, nhưng khi muốn nhấn mạnh rằng tiền bạc chỉ là thứ vật chất, không thể quan trọng hơn tất cả mọi thứ thì sẽ nói như vậy.