1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
3. Hiệp ước Quý Mùi
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
Vì
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
THÁI ĐỘ
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc
từ năm 1862 đến năm 1884 triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những hiệp ước nào
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)
- Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)
Tại sao nói trong giai đoạn này là quá trình triều đình nhà Nguyễn đi từ từng bước đến đầu hàng toàn bộ?
Vì triều đình nhà Nguyễn đã ký lân lược 4 hiệp ước
+ Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862 nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp
+ Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874 thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp
+ Hiệp ước Quý Mùi kí ngày 25/8/1883 Thừa nhận sự bảo hộ của pháp ở Bắc Kì , Trung Kì
+ Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884 thừa nhận sự bảo hộ của người Pháp trên toàn quốc
Em có nhận xét gì về thái độ của nhà Nguyễn?
- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17-2-1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7-1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.