Văn bản ngữ văn 9

Nhàn Lê
Trong tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi đã viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang sách đáng lẽ sẽ lật đi và đọc lại bài thơ, tất cả tâm hồn chúng ta đọc ... cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mất không lời trang giấy”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Giải hộ em với ạ. Cảm ơn trước ạ!
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
11 tháng 8 2019 lúc 17:15

Tham khảo

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

“Đồng chí” là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

Bài thơ “Đồng chí” ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi “nước mặn, đồng chua”, là xứ sở “đất cày lên sỏi đá”. Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ “đôi người xa lạ” rồi “thành đôi tri kỉ”, về sau kết thành “đồng chí”. Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: “Anh với tôi đôi người xa lạ – Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

“Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; “anh với tôi” cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. “Đầu sát bên đầu” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới “thành đôi tri kỉ”. “Đôi tri ki” là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ “đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành – đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên:

“Ôi núi thẳm rừng sâu

Trung đội đã về đâu

Biết chăng chiều mưa mau

Nơi đây chăn giá ngắt

Nhớ cái rét ban đầu

Thấm mối tình Việt Bắc…”

(“Chiều mưa đường số 5” – Thâm Tâm)

Ba câu thơ tiếp theo nói đến hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”.

Giếng nước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa: “Cây đa cũ, bến đò xưa… Gốc đa, giếng nước, sân đình…”, được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận?

Hay “người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương ? Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời, tình yêu quê hương đã góp phần hình thành tình đồng chí, làm nén sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài thơ “Bao giờ trở lại”, Hoàng Trung Thông viết:

“Bấm tay tính buổi anh đi,

Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?

Lúa xanh xanh ngắt chân đê,

Anh đi là để giữ quê quán mình.

Cây đa bến nước sân đình,

Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.

Hoa cau thơm ngát đầu nương,

Anh đi là giữ tình thương dạt dào.

(…) Anh đi chín đợi mười chờ,

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?”

Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu! Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi với gậy tầm vông, với giáo mác,… nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của giặc Pháp xâm lược. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men…. Người lính ra trận “áo vải chân không đi lùng giặc chinh”, áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng, “Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày…”

Chữ “biết” trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: “anh với tôi”, “áo anh… quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao dẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: “Miệng cười buốt giá” thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Tình thương đồng đội được hiểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương: “tay nắm lấy bàn tay”. Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, “đi tới và làm nên thắng trận”.

Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ – hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muô. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng “chờ giặc tới”, hai chiến sĩ vẫn “đứng cạnh bên nhau”, vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:

“Đầu súng trăng treo”.

Người chiến sĩ trên đường ra trận thì “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông “rừng hoang sương muối” thì có “đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. “Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thèm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ – Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh “chờ giặc tới”. Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.

Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.

“Đồng chí” là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ – người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 8 2019 lúc 19:00

Nhà văn R.Gamzatep từng nhận định:”dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo tới đâu nó cũng nhất thiết phải đẹp,không chỉ đơn giản là đẹp,mà còn phải đẹp một cách riêng” .Thật đúng như vậy, văn chương luôn đòi hỏi những người nghệ sỹ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những điều chưa ai khơi, và sáng tạo những điều chưa ai có.Giống như ai đó từng nói:” Văn chương không có gì riềng,sẽ không có gì

cả” .” Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” có thể nói là một minh chứng xác thực cho cái riêng trong văn chương.

Ý kiến trên là một cái nhìn hoàn toàn đúng đắn về văn chương.Nó đã khẳng định văn chương là một lĩnh vực độc đáo mới lạ.Mỗi tác phẩm văn chương phải là một thế giới nghệ thuật riêng, một chân trời riêng, một lối đi riêng Viên Mai từng nói”Làm người không lên có cái tôi, nhưng làm thơ thì phải có cái tôi” .Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến.Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.Và điều mới mẻ độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương.Tác phẩm văn chương không có gì mới mẻ sẽ khó được người đọc chấp nhận.Hay nhà văn có phong cách mờ nhạt ,không có dấu ấn riêng sẽ dễ bị người ta lãng quên.Cái riêng ấy thường được thể hiện qua giọng điệu,cách nhìn của nhà văn,yếu tố độc đáo về nội dung hay nghệ thuật,cách sử dụng các biện pháp tu từ…Nếu lấy điều đó làm thước đo,thì nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thành công khi thể hiện cái tôi rất riêng của mình qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”Tác phẩm sáng tác năm 1969,trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khi nhà thơ tham gia chiến đấu tại chiến trường Trường Sơn,trước sự phá hoại điên cuồng của đế quốc Mỹ vào nước ta.Có thể khẳng định,tác phẩm mang cái riêng rất độc đáo và đặ sắc.

Trước hết cái riêng được thể hiện qua những chiếc xe không kính.hình ảnh xe không kính vô cùng quen thuộc nơi chiến trường,nhưng chỉ mình Phạm Tiến Duật “chộp” đước cái chất thơ ấy để cho vào đề tài văn chương của mình.Phạm Tiến Duật đã đưa hình ảnh không thơ chút nào,hình ảnh những chiếc xe vận tải trần trụi đến chân thực,với những từ ngữ mộc mạc giản dị,song hành cùng điệp ngữ “không có” cứ vưng vấn trong tim

“Không có khính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

Điêp từ không ấy thôi mà người đọc,nhười nghe cảm nhận được cái ngang tàng của tứ thơ này.Những chiếc xe không kính không chỉ là chứng tích cho thấy sự tàn phá ác liệt của chiến tranmh mà còn là minh chứng hào hùng vẻ vang của các chiến sỹ cách mạng.

“Không có khính rồi xe không có đèn

Không có mui xe,thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phí trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Chiếc xe được miêu tả bằng điệp từ tăng cấp nhấn mạnh sự biến dạng của chiếc xe.Càng vào sâu trong chiến trường,xe càng méo mó,xuống cấp.Quả thực hình ảnh thơ là chiếc xe không kính,đây là cái rất riêng của tác giả.

Từ hình ảnh “xe không kính”,Phạm Tiến Duật cũng xây dựng hình ảnh người lính vô cùng độc đáo trên nền chiếc xe ấy.Từ sự khó khăn,gian khổ,vẻ đepl của người lính trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ càng được nổi bất,càng được tỏa sáng ‘lửa thử vàng,gian lao thử sức”.Họ có đời sống vật chất khá hơn người lính của thời đại trước.Họ đều là những người trẻ tuổi có xuất thân từ tầng lớp và có sự dũng cảm,ung dung,lạc quan:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất,nhìn trời,nhìn thảy,

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Mgid

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái”

Đảo ngữ”ung dung”,điệp ngữ nhìn thấy nhấn mạnh tư thế ung dung,cái nhìn đầy tự chủ,bất khuất,không thẹn với trời đất của người lính.Xe không kính biết bao gian khổ,người lính vẫn vươn lên bằng sự kiên cường,lạc quan.

“Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa,phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặ lấm cười haha

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng gios lùa mau khô thôi”

Cấu trúc không có kính ừ thì chưa cần lặp lại và chi tiết”phì phèo châm điếu thuốc”-“Nhìn nhau mặt nấm cười haha” , “lái trăm cây số nữa” đã cho thấy sự ngang tàng, bất chấp gian khổ của người lính.Lời thơ xô bồ, phóng khoáng.Thực tế, gió, bụi, mưa gây rất nhiều khó khăn cho người chiến sĩ cách mạng, đặc biệt khi ngồi trên chiếc xe không kính, nhưng người lính vẫn lạc quan, hiên ngang, vượt lên mọi gian khổ ấy.Họ chấp nhận đó như một điều tất yếu,lạc quan,gắn bó với đồng đội.Cả bài thơ lấp lánh ánh cười ” ha ha “ sảng khoái, tự hào.Đó chính là cái riêng đích thực của thơ ca Phạm Tiến Duật.Bên cạnh đó,hình ảnh người lính trong thơ ông còn có tính đồng đội, đồng chí son sắc, gắn bó.Xe không kính, cả đoàn xe có thể bắt tay qua cửa kính cỡ mà không cần mở nó ra, thật thú vị.Tình đồng đội hóa tình gia đình.Ăn thì phải nấu bếp bí mật là bếp Hoàng Cầm, ngủ thỉ võng mắc ngay trên đường xe chạy chông chênh, nhưng có hề chi, người lính lại đi, lại đi, bầu trời vẫn xanh thêm.Và động lực mạnh mẽ sâu xa tạo lên sức mạnh tinh thần lớn lao, bất chấp gian lao,hiểm nguy đó chính là vì miền Nam ruột thịt,quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước, Bắc Nam về chung một mối nghĩa tình.Chính vì lẽ đó,người lính cụ Hồ vssxn đi mặc cho gian khổ, thiếu thốn thế nào.

“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim ”

Hình ảnh hoán dụ, trái tim tượng trung cho lý tưởng cách mạng,niềm tin,tinh thần yêu nước.Cách lí giải của nhà thơ rất bất ngờ và chí lý: trái tim cầm lái.Dù chiếc xe méo mó biến dạng bao nhiêu cũng không quan trọng, điều quan trọng ở đây là vẫn có một trái tim rực lửa đang trong xe, linh hồn của chiếc xe, người lính trẻ nhiệt tình với lòng yêu nước lớn lao, xe cứ thế mà băng qua bao chiến trường, bao trận địa vì sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.

Hơn thế, đọc bài thơ, ta còn cảm thấy cái riêng của Phạm Tiến Duật trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.Đầu tiên là ở giọng thơ, Phjm Tiến Duật có cách nói ngang tàng,có cả chất nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả, giọng điệu ấy được tạo lên từ kiểu câu đa dạng, khi giải thích, khi tự sự.Vì thế, lời thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh đọng.Ngôn ngữ cũng là một cái riêng.Bài thơ có ngôn ngữ giản dị, ngôn ngữ chất sống- đời sống chiến trường, khiến cho lời thơ gần với văn xuôi, nhưng vẫn đầy thú vị, có chất thơ.Bên cạnh đó còn là cấu trúc đối lập tương phản giữ cái “ không “ và “ có “ .Thể thơ tự do linh hoaajt, bảy chữ và tám chữ, làm cho bài thơ gắn với tự nhiên và rất sinh động.

Có một bài ca không bao giờ quên, và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “ là một trong số bài ca chúng ta không thể quên đó. Bằng cái riêng trong nội dung và nghệ thuật.Phạm Tiến Duật đua thơ của mình gần tới người đọc, mặc dù có chất riêng, nhưng thơ của Phạm Tiến Duật cũng có những cái chung trong đề tài hình ảnh người lính trong kháng chiến khiến cho bài thơ không hề lạc lõng.Quả thật,Phạm Tiến Duật đã góp phần vào đề tài thơ văn một bài thơ rất hay.

Gaasi lại trang thơ của Phạm Tiến Duật, ta còn âm hưởng những cái riêng mà tác giả gửi đến. Bài thơ đúng là một khám phá đáng trân trọng của tác giả, mở đầu cho các nhà thơ khác có cơ hội học hỏi.Mọi người với vai trò là một nhà văn nhà thơ cũng cần cái riêng cho riêng mình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 8 2019 lúc 20:06

Tiếp nhận văn học, văn nghệ không đơn giản như ta đón nhận một vật trao tay, đó thực sự là một quá trình khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mỗi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại về một bài thơ hay ta lại tìm ra được một hạt ngọc của tình cảm, của nghệ thuật.



“Tiếng nói của văn nghệ”, tiếng nói của thơ ca chưa bao giờ là những lời dễ dãi, nhạt nhòa. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...". Ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng.

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc con người. Học giả Lê Quý Đôn từng viết: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” là bởi thế. Thơ bao giờ cũng ngắn gọn, hàm súc nên ngôn ngữ thơ cô đọng, lời ít ý nhiều. Không chỉ vậy, nhà thơ thường dùng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, đối lập, ... để thể hiện tình ý sâu xa của mình. Không gian, thời gian trong thơ là không gian, thời gian của cảm xúc, tâm tưởng nên trong thơ có nhiều khoảng trống, khoảng trắng đòi hỏi sự liên tưởng phong phú và đồng cảm của người viết. Bởi vậy nên, dọc một bài thơ thì dễ mà hiểu được thơ, cảm được thơ thật khó.

“Một bài thơ hay” chẳng những mang đến cho người đọc những tình cảm thẩm mĩ đẹp đẽ mà còn có hình thức thể hiện độc đáo sáng tạo. Để cảm nhận đầy đủ những lớp nghĩa của thơ ca, cảm nhận vẻ đẹp của hình thức thơ, bạn đọc phải dụng công rất nhiều. Do vậy, đọc một bài thơ hay “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giây đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ”. Mặt khác, thơ ca là tiếng nói của tâm hồn bởi vậy, người đọc phải có được sự đồng cảm, đồng điệu vể tiếng lòng với nhân vật trữ tình, với tác giả. Do đó, người đọc thơ không chỉ đọc trong tư thế khám phá những hình thức thẩm mĩ của bài thơ mà phải đọc với tất cả tâm hồn: “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Trong chương trình văn học Việt Nam lớp 8 và 9, bài thơ “BTVTĐXKKg” của PTD xứng đáng là một “bài thơ hay” đáng để ta “dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".....Đến đây bạn đi vào phần cminh nhé

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Michiko Shinykorin
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Khoa Quỳnh Như
Xem chi tiết
blackpink blink
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Minh
Xem chi tiết
Minh Khoa Tran
Xem chi tiết