Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
BCT Rubik

Trong tiết học ôn tập Sinh học cuối học kì 2, bạn Lan nói:''Chuột chù và chuột đồng có cấu tạo bộ răng giống nhau''.Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết:

1.Bạn Lan nói đúng hay sai?Giải thích

2.Những biện pháp sinh học nào để diệt chuột bảo vệ mùa màng ?

3.Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp sinh học

Huong San
8 tháng 5 2018 lúc 21:05

Biện pháp diệt chuột:

+Khuyến khích người dân bảo vệ, xây dựng đàn mèo diệt chuột.

+ Thu gom sạch tàn dư cây trồng

+ Đào phá hang chuột

+Phát quang bụi rậm

+ Đặt bẫy chuột

Huong San
8 tháng 5 2018 lúc 21:06

3/

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

lê huân
14 tháng 4 2019 lúc 15:57

Biện pháp đấu tranh sinh học :

- Sử dụng thiên địch:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

- Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

- Sử dụng vi khuẩn truyền nhiễm sinh vật gây hại.

- Gây vô sinh ở động vật gây hại.

Ưu điểm :

- Tiêu diệt sinh vật gây hại mà không ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm :

- Chỉ có hiệu quả ở nơi có điều kiện khí hậu ổn định.

- Chỉ kìm hãm chứ ko tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.

~ Chúc bn học tốt 😊


Các câu hỏi tương tự
trần quang nhật
Xem chi tiết
Chào các bn
Xem chi tiết
Na Lê
Xem chi tiết
đạt
Xem chi tiết
Đồng Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Phương Waldo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Soke Soắn
Xem chi tiết