Ôn tập ngữ văn 12

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
May Dao

Trong một buổi nói chuyện với thành niên nhà thơ Tố Hữu có nói " thành niên phải biết ước mơ và hành động " trình bày mố quan hệ giữa ước mơ và hành động lấy dẫn chứng trong đời sống và văn học để chứng minh cho vấn đề nêu trên

Thảo Phương
12 tháng 9 2019 lúc 17:20

1.Mở bài

-Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề

+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.

+ Gián tiếp: lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.

+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi.

– Nêu vấn đề: vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực.

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.

– Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.

– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa. '

– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, sống khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.

– Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp.

b.Biểu hiện của lối sống đẹp

– Sống có lí tưởng, mục đích đứng đắn, cao đẹp:

+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.

+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.

+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thản.

-Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:

+ Sống hiếu nghĩa với người thân.

+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.

+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.

+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.

-Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:

+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.

+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.

+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.

-Sống phải hành động lương thiện, tích cực:

+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.

+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.

c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.

– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,

-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.

-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm việc và quan hệ xã hội.

-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.

d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.

-Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.

-Xác định mục đích sống rõ ràng.

-Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.

3. Kết bài

– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp.

+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. .

+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lốì sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.

Aurora
10 tháng 9 2019 lúc 15:28

Nhà văn Pháp Đ. Đi-đơ-rô từng quan niệm : “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Đây là một quan niệm đúng và rất phù hợp vói thế hệ trẻ Việt Nam. Là thanh niên, phải có lí tưởng sống cao đẹp.

Vậy lí tưởng là gì ? Theo tôi, lí tưởng chính là mục đích sống. Nói đến lí tưởng có nghĩa là nói đến mục đích sống cao đẹp. Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống mình vì mọi người. Mỗi một con người muốn sống có ý nghĩa phải sống có mục đích, có lí tưởng cao đẹp. Lí tưởng của người thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các lớp thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ vừa qua thực sự đã trở thành mũi nhọn xung kích – lực lượng tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc Họ đã tham gia nhiệt tình vào cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, họ đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lại”. Hạnh phúc cao đẹp nhất là được sống chiến đấu và hi sinh cho cách mạng. Chính vì sống có lí tưởng cao đẹp vì sự nghiệp chung cho nên nhiều thế hệ Việt Nam dù “bình thường” nhưng rất “vĩ đại”.

Tại sao sống cần lí tưởng và lí tưởng sống phải cao cao đẹp ? Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc, và hạnh phúc là cả cuộc đời. Có những hạnh phúc bình thường như ăn ngon, mặc đẹp, vợ hiền, con ngoan, bạn tốt,… và hạnh phúc có thể đến từ gia đình, tiền bạc, bạn bè, cha mẹ, người yêu. Lí tưởng sống của đời người chỉ có chừng ấy cũng từng đã khiến con người ta phải cố gắng, mưu cầu mà có được ! Nhưng có những lí tưởng sống rất tầm thường của kẻ có mong muốn có nhiều tiền, có sự giàu sang để trấn áp, để khinh rẻ kẻ khác, dùng đồng tiền để khuynh đảo người xung quanh. Lí tưởng sống như vậy dễ dàng làm bạn với tội ác, với cái xấu. Muốn sống đẹp phải có lí tưởng sống cao đẹp. Người có lí tưởng sống cao đẹp thường rất hạnh phúc khi hi sinh cho người khác, hạnh phúc bởi được cống hiến cho cuộc đời chung. Điều vĩ đại mà Anh-xtanh, Ê-đi-xơn, Pát-xtơ, đặc biệt là Các Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh, hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… làm được cho hậu thế chắc chắn đã được nuôi dưỡng trong tâm huyết họ lí tưởng sống thật cao cả cho muôn người!

Lí tưởng là lẽ sốngunhien của cuộc đời. Lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hành động phi thường ! Lí tưởng cao cả, đẹp đẽ của con người là điều kiện để con người sống có ý nghĩa và sống xứng đáng. Trên cơ sở đó, chúng ta có. quyền phê phán đối với những mưu cầu đời sống tầm thường : sống chỉ được muốn hưởng thụ vật chất, sống ích kỉ chỉ lo cho mình và không quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác.

Trong cuộc đời mỗi con người, lí tưởng sống – lẽ sống cuộc đời – được hình thành rõ ở tuổi thanh niên. Tố Hữu nói : Thành niên phải biết ước mơ và hành động ! Và cũng chính nhà thơ ở cái tuổi học trò đã gặp được “mặt trời chân lí’ – lí tưởng cách mạng, lí tưởng sống cao đẹp khiến nhà thơ cảm thấy trái tim “bừng nắng hạ”, thấy tâm hồn là “vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Lí tưởng sống cách mạng đã cho nhà thơ một quan niệm sống mới “Tôi buộc hồn tôi với mọi người – Để tình trang trải với muôn nơi – Để hồn tôi với bao hồn khổ – Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”,…

Hay nói như người thanh niên Nga Pa-ven Coóc-sa-ghin, lí tưởng sống cao đẹp chính là biết sống có mục đích chân thành mà vô cùng cao cả “Tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống cuối của đời mình”. Ở Việt Nam có rất nhiều những tấm gương sống theo lí tưởng sống cao đẹp. Đó là Lí Tự Trọng, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi, đã sớm nhận ra “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không có con đường nảo khác !” và đã đi theo con đường phấn đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi cũng sớm nhìn thấy “Lí tưởng sống của đời tôi là hạnh phúc của đồng bào tôi. Còn thằng giặc Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả…” và anh đã chọn hướng đi cho cuộc đời là đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Lí tưởng sống cao đẹp có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại, sống có lí tưởng nghĩa là biết sống vì hạnh phúc của con người. Có khi nó là sự cống hiến bền bỉ, miệt mài trên vùng núi cao hơn nghìn mét nơi lặng lẽ Sa Pa để đo độ nắng, độ gió. để tìm ra một giống cây mới. Cũng có khi đó là một nguyện ước được “lặng lẽ dâng cho đời” những sức lực của con người với những việc làm nho nhỏ nhưng có ý nghĩa :

… Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Chính vì thế đã là thanh niên là phải biết tìm và tìm được lí tưởng sống cao đẹp cho cuộc đời mình. Tương lai của tuổi trẻ hôm nay – những người chủ nhân đất nước sắp tới – tuỳ thuộc vào sự khẳng định lí tưởng sống của tuổi trẻ Việt Nam. Đất nước còn nghèo, dân ta còn lạc hậu, nếu tha thiết với cuộc đời chung thì ắt hẳn mỗi chúng ta phải biết sống, học tập, lao động và chiến đấu quên mình. Lời nói của Đ. Đi-đơ-rô như nhắc nhở mỗi người biết chọn lẽ sống cao đẹp. Mỗi con người hôm nay dù ở vai trò xã hội nào, cũng sẽ hiểu sâu xa đất nước và dân tộc làm gì, ta phải làm gì !

Cảm ơn những tấm gương sống cao đẹp của từng vĩ nhân kim cổ – những tấm gương đẹp về mục đích sống cho chúnig em noi theo. Là chủ nhân của đất nước ngày mai, thế hệ trẻ chúng em quyết tâm hướng cuộc đời vào xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng to đẹp hơn” bằng hành động cống hiến chân thành của mình

Aurora
10 tháng 9 2019 lúc 15:29

– Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

– Vấn đề cần bàn luận là “Thanh niên phải sống có lí tưởng”.

– Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch.

– Cần trình bày được những suy nghĩ về lí tưởng sống cao đẹp, phê phán cuộc sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống cho thanh niên.

2. Gơi ý

– Cần làm rõ lí tưởng sống là gì, vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng ; lí tưởng sống như thế nào được coi là tiến bộ, tốt đẹp ? Những biểu hiện nào là trái với lí tưởng sống tốt đẹp ?

– Trong bài viết cần làm cho mọi người biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.

– Những suy nghĩ về “lí tưởng sống” và phương hướng phấn đấu của bản thân.

– Cần kết hợp nghị luận với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp.

3. Lập dàn ý (dàn ý chung)

a. Mở bài : Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi con người.

b. Thân bài

– Lí tưởng sống là gì ? Vì sao con người cần sống có lí tưởng ?

– Suy nghĩ của người viết về cuộc sống có lí tưởng.

– Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp.

– Phê phán cách sống ích kỉ, cá nhân của những người không có lí tưởng.

c. Kết bài: Suy nghĩ về việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ cho đất nước và dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay .

Diệu Huyền
12 tháng 9 2019 lúc 18:18

Tham khảo:

"Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào...". Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.

Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có thể đó là những khát khao hướng thượng những kế hoạch dài hơn cho chính bản thân mình. Cũng như các bạn tôi là một người có rất... rất nhiều ước mơ và hoài bão. Vâng, một lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại một trong những người làm nên thế kỷ XX, một tỷ phú Bill Gates làm chao đảo cả thế giới phần mềm, cũng như các Thiên tướng của Thế giới qua mọi thời đại: Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Anh cả của Quân đội Việt Nam Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm cả thế giới phải thán phục về tài dụng binh của mình... Thử hỏi ai trong chúng ta lại không một lần ước mơ được như thế?

Ước mơ - hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng, đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu nó không đi kèm với những sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện ước mơ đó. Sự chuẩn bị trong hành trình của mỗi giấc mơ có nhiều thành phần, nhưng thành phần quan trọng nhất hiện nay và trong tương lai phải kể đến tri thức với hai quá trình song hành và bổ sung cho nhau: tích luỹ tri thức và phát triển tri thức. Nếu như học tập là quá trình tích luỹ tri thức thì nghiên cứu khoa học, tìm lời giải cho các bài toán trong khoa học và thực tiễn là quá trình phát triển các tri thức mới. Học tập và nghiên cứu khoa học do vậy là hai quá trình song hành, không thể thiếu đối với thanh niên hiện nay.

Mỗi ước mơ, dù lớn lao hay giản dị, đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là một thứ ngầm rất quý mà không phải ai cũng biết, nó là món quà vô giá mà tạo hoá ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ cúa mình.

Ai đó đã nói: "Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.". Tuổi trẻ tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi.

Ước mơ thuộc về tương lai mà người trẻ tuổi thì sống vì tương lai, vậy tại sao không sống và phấn đấu vì ước mơ của mình? Thành công bắt đầu từ suy nghĩ "dám ước mơ". Chúng ta dám ước mơ, dám nghĩ khác và vượt khỏi những hạn hẹp của hoàn cảnh sống để thực hiện cho bằng được khát vọng của mình. Ước mơ cũng giống như những tên lửa đang chuẩn bị cất cánh, nhưng nếu không được châm ngòi bằng một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó thì mãi mãi nó chỉ nằm chỏng chơ trên mặt đất.

Cuộc đời thật có quá nhiều ước mơ, có những ước mơ đã trở thành sự thật và cả những ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Nhưng chúng ta hãy cảm nhận những ước mà trong chính con người mình và học cách để nuôi dưỡng nó. Trước hết, phải tìm cho mình một hoài bão, đam mê và tự đặt câu hỏi cho mình có dám đánh đổi tất cả để hoàn thành được ước nguyện đó hay không, Con đường biến ước mơ thành hiện thực đều phải trải qua ba giai đoạn: Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải nuôi trong mình một ước mơ, lẽ sống để có động lực phấn đấu và vươn lên. Tiếp đó, ta luôn có những kế hoạch và dự định để từng bước cụ thể hoá, hiện thực hoá ước mơ. Muốn làm được điều đó mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng.

Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Một ước mơ dù lớn hay nhỏ, được ấp ủ, nuôi dưỡng và hiện thực hoá là cả một quá trình với ý chí tự thân và những bước đi khoa học.

Tôi là một người giàu có những ước mơ. Cũng như nhiều bạn bè khác, tôi ước mơ mình sống có ích, giàu có tri thức, giỏi nghề và tất nhiên thành đạt trong cuộc sống. Tôi bắt đầu lập kếhoạch cho mình từ những năm cuối trung học: phải vào được đại học. Phải cố gắng trong quá trình học đó để có được kết quả tốt. Tôi cũng sẽ tranh thủ những năm cuối đi làm thêm để lấy kinh nghiệm. Ra trường, tôi sẽ đi làm ở một công ty lớn mà ở đó tôi có cơ hội để thể hiện bản thân mình... Và kế hoạch vạch vẽ từ ngày chập chững nhận ra cuộc đời mình phải do chính mình xây nên đó đến nay tôi đã phần nào hoàn thành được: tôi đã vào được đại học, trong quá trình học tôi đã nỗ lực cố gắng và đạt được kết quả tốt, nhưng cũng có những việc mà bản thân tôi chưa thực hiện được trong kế hoạch nhỏ mà mình tự đặt ra đó: tôi đã không đi làm thêm trong những năm cuối đế lấy kinh nghiệm được vì tôi dành thời gian qua nhiều cho việc học, cho việc trang bị kiến thức, hành trang để bước vào cuộc sống thực tế, để thực hành những gì mình đã học, tôi cũng đã không làm ở một công ty lớn như mình đã định mà hiện tại tôi đang làm tại một cơ quan nhà nước. Ở đó, mọi thứ thật mới lạ so với những gì tôi đã học ở trường. Tôi nghĩ rằng, những lý thuyết, những bài học mà tôi đã học ở trường chỉ là một phần nhỏ trong cái thực tế to lớn này. Và tôi như đang phải học lại từ đầu trong một ngôi trường thực tế với những thử thách và khó khăn mới. Tôi phải nỗ lực hơn trong việc tìm tòi và học hỏi ở các cô chú, các anh chị đi trước để mong mình có thể thích nghi với ngôi trường mới này. Đó là cả một quá trình với ý chí và nỗ lực rất lớn vì thực tế bao giờ cũng khác nhiều so với những lý thuyết mà mình đã được trang bị.

Một ước mơ mới, một kế hoạch mới sẽ được đặt ra cho một tương lai mới. Đó là điều tôi phải làm bây giờ. Trước tiên, tôi phải biết kiên trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình để từng bước làm quen với công việc mới của mình, từng bước thích nghi với ngôi trường rộng lớn mà tôi là một sinh viên mới vào trường với những bỡ ngỡ, mọi thứ dường như mới lạ và tôi phải cố gắng học hỏi nhiều, phải cố gắng vận dụng những gì mình đã học vào những môn học thực tế mà tôi sẽ được học trong ngôi trường mới này. Tiếp đó, tôi sẽ phấn đấu trở thành một thành viên chính thức trong cơ quan của mình vì hiện giờ tôi vẫn là chuyên viên tập sự chưa phải là cán bộ chính thức. Điều này đòi hỏi một sự cố gắng và nỗ lực rất lớn của bản thân tôi. Sau khi trở thành một cán bộ chính thức bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ tôi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc, tôi sẽ trở thành một cán bộ giỏi, một cán bộ tốt và thành đạt trong cuộc sống là mục tiêu cuối cùng của tôi.

Tất nhiên, không dễ để biến ước mơ thành hiện thực. Nhưng ước mơ sẽ chỉ là mơ ước nếu ta không có một niềm tin, ý chí và nỗ lực vượt khó, không có sự kiên trì, nhẫn nại. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững vàng. "Tiếp tục cất bước, tiếp tục ước mơ và cố gắng thực hiện chúng - những điều chỉ có ước mơ mang lại được cho con người và tuổi trẻ...".

Cuộc đời của mỗi chúng ta là một câu chuyện, chính vì thế mà tại sao chúng ta lại không viết tất cả câu chuyện của chúng ta lên, để chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cũng như để tạo cho các bạn trẻ chúng ta có những suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hoặc lạc quan yêu đời hơn. Để cho cuộc sống của mỗi chúng ta là một màu hồng.

Cũng chính vì thế mà qua cuộc thi này tôi muốn viết đôi dòng tâm sự về những ước mơ của mình. Và cũng hi vọng các bạn, các anh, chị chia sẻ những ước mơ để hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn và to lớn hơn. "Hãy tin vào mình và những gì mình làm, bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Hãy theo đuổi những ước mơ của bạn đến cùng, bạn sẽ biến nó thành hiện thực".


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Đinh Hải Ngọc
Xem chi tiết
Lâm Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Phương Khôi
Xem chi tiết
10X gaming
Xem chi tiết
Đức Tạ
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
Xem chi tiết
Pham Minh Nguyet
Xem chi tiết
Phạm Hải Yến
Xem chi tiết