Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Name No

Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư - xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng kinh tế (trung du và miền núi bắc bộ- đồng = sông hồng- bắc trung bộ - duyên hải nam trung bộ- tây nguyên)

Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 19:31

Đồng bằng sông Hồng:
- Thuận lợi:

Đất phù sa màu mỡ. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau. Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình). Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khó khăn:

Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu. Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp. Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...

Trung du và miền núi Bắc Bộ:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn. Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà. Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới). Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác

Vùng Bắc Trung Bộ:

Dân cư xã hội của vùng trung du miền núi Bắc Bộ có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với sự phát triễn kinh tế xã hội. Đó là:

Thuận lợi: Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…). Phong tục, đời sống của mỗi dân tộc khác nhau -> Đa dạng về văn hóa. Khó khăn: Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
+ Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.
- Về tự nhiên:
+ Một dải lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông của Trường Sơn Nam, phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+ Có tiềm năng lo lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.
+ Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gổ.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 8.9 triệu người, 10,5% số dân cả nước (năm 2006).
+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên người Chăm).
+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
+ Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
b) Khó khăn
- Mùa hạ có gió phơn Tây Nam; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dải, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Khoáng sản không nhiều.
- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng vé mùa khô lại rất cạn.
- Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn.
Vùng Tây Nguyên: a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Vì thế, Tây Nguyên có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng Mê Công.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất: Các cao nguyên xếp tầng. Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, địa hình tương đốì bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.
+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn.
+ Rừng chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú. Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 4,9 triệu người, chiếm 5,8% số dân cả nước (năm 2006).
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo... thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
b) Khó khăn
- Thiếu nước tưới vào mùa khô, đe dọa xói mòn đất trong mùa mưa.
- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.
- Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết còn cao.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.
- Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp


Các câu hỏi tương tự
Trần Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Liên Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh Như
Xem chi tiết
Yếnn Thanhh
Xem chi tiết
Phan Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Xđ Hân
Xem chi tiết
Thanh Hoàng Thanh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn trướng phi
Xem chi tiết