Lớp Chim - Bài 41. Chim bồ câu

trandanhtuankiet

Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với dời sống bay lượn.

Võ Hà Kiều My
21 tháng 3 2017 lúc 11:43

Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay :

- Hệ tieu hóa hoàn chỉnh, tốc độ tiêu hóa cao.

-Hệ hô hấp ở chim có thêm hệ thống túi khí thông với phổi làm giảm khối lượng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

- Tim 4 ngăn máu không bị pha trộn phù hợp với cường độ trao đổi chất mạnh thích nghi với đời sống bay.

- Không có bóng đái.

- Ở chim mái chỉ có buồng trứng bên trái và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

- Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim.

Chúc bạn học tốt !!

Bình luận (2)
Trịnh Ngọc Hân
21 tháng 3 2017 lúc 12:00

Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:

- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi. Hệ tuần hoàn cơ tim 4 ngăn máu không bị pha trộn , phù hợp với trao đổi chất mạch ở tim. Hệ bài tiết không có bóng đái làm cơ thể chim nhẹ. Chim mái có buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển . Não chim phát triển do liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.

Bình luận (0)
Lộc Khánh Vi
21 tháng 3 2017 lúc 12:38

Đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu đó là:

* Các cơ quan dinh dưỡng:

1.Tiêu hóa:

-Hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn bò sát, có tốc độ tiêu hóa cao hơn.

+Ống tiêu hóa-> miệng -> Thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn.

+Tuyến tiêu hóa: gồm tuyến gan, tuyến mật.

2.Hệ tuần hoàn:

-Tim 4 ngăn, có cấu tạo hoàn thiện gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn

+Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa máu đỏ thẫm

-> có sự trao đổi chất mạnh, tâm thất và tâm nhĩ thông với nhau, có van giữ máu, chỉ chảy theo một chiều.

3.Hô hấp

-Hô hấp bằng phổi, phổi gồm một mạng ống khí dày đặc, nằm trong hốc sườn hai bên sống lưng.

-Hai hốc sườn có hệ thống ống khí phân nhánh gồm 9 túi khí.

+Đặc điểm: Sự phối hợp hoạt động của các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều, khiến cho phổi không có khí đọng, nên hỗ trợ chim khi bay.

=> Túi khí làm giảm khối lượng riêng của chim và làm giảm ma sát của chim khi bay.

4.Bài tiết và sinh dục

-Bài tiết: thận sau giống bò sát nhưng không có bóng đái.

-Sinh dục: chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, chim mái chỉ có buồng trững và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

* Thần kinh và giác quan.

-Bộ não gồm não trước ( đại não), não giữa ( 2 thùy thị giác), não sau (tiểu não) phát triển hơn bò sát.

-Giác quan: mắt tinh, có mi -> bảo vệ được mắt khi bay.Tai có ống tai ngoài, chưa có vành tai

~ Chucs bạn học tốt ~

Bình luận (0)
Trung Trần
31 tháng 3 2017 lúc 7:00

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bình luận (0)
Mai Hương Trà
3 tháng 4 2017 lúc 10:34

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mai Linh
Xem chi tiết
huynh thi ngoc ngan
Xem chi tiết
Lương Huỳnh Kỳ Anh
Xem chi tiết
Dương Nhi
Xem chi tiết
Nam
Xem chi tiết
Lan Anh Kelly
Xem chi tiết
Shikari- Chan
Xem chi tiết
Hoàng Đình Minh Dương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết