Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
jsgdsadasduh

Trình bày các khái niệm sau: oxit, oxit bazơ,oxit lưỡng tính,oxit trung tính. Nói oxit kim loại là oxit bazơ, oxit phi kim là oxit axit có đúng ko? Lấy ví dụ minh họa

Cô Nàng Song Tử
25 tháng 7 2018 lúc 17:16

💙 Khái niệm oxit: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi.

VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...

Oxit được phân ra thành 2 loại chính :

+ Oxit axit.

+ Oxit bazơ.

💚 Khái niệm về oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic (H2CO3)

+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ (H2SO3)

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric (H3PO4)

💛 Khái niệm về oxit bazo: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

- VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit (KOH).

+ MgOtương ứng với bazơ magie hiđroxit [Mg(OH)2].

+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit [Zn(OH)2].

💜 Khái niệm về oxit lưỡng tính: Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất axit hoặc tính chất bazơ, tạo ra muối khi tác dụng với axit cũng như khi tác dụng với bazơ.

Ví dụ:

- Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

- Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

- Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

- Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.

💖 Khái niệm về oxit trung tính: Oxit trung tính là những oxit phi kim không có khả năng tạo ra muối (không tác dụng với nước, axit, bazơ)

. Ví dụ: N2O; NO; N2O3; NO2; CO; ...




Cô Nàng Song Tử
25 tháng 7 2018 lúc 17:20

Khái niệm về oxit lưỡng tính: Những oxit kim loại có khả năng tạo muối khi tác dụng với axit (hoặc oxit axit) cũng như khi tác dụng với bazơ (hoặc oxit bazơ) gọi là oxit lưỡng tính.

Thường gặp là các oxit: ZnO; Al2O3; Fe2O3; Cr2O3; PbO; PbO2; MnO2,...

Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

- Al2O3 + 6NaOH + 3H2O → 2Na3[Al(OH)6]

😊😊😊Khái niệm oxit lưỡng tính ở trên là mình nhầm! Khái niệm này của oxit lưỡng tính mới đúng, còn cái trên là tính lưỡng tính! 😊😊😊


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Võ Bảo Nhi
Xem chi tiết
Trần Mai Quyên
Xem chi tiết
Đặng văn Hùng
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Song Tử
Xem chi tiết
Bùi Thị Ngọc Huế
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
Xem chi tiết
Phan Đại Hoàng
Xem chi tiết
Đặng Nam Thuận
Xem chi tiết