Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Lệ

Tìm hiểu thêm về một người anh hùng dân tộc của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ giới thiệu về người anh hùng đó.

Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 16:08

 Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Trương Định (Việt Nam)

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn,  nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thủy Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.

Khi thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm các tỉnh Đông Nam Kì của Việt Nam, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy kháng chiến ở Tân Hòa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết (1862), triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, mặt khác lại điều ông nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến “bảo vệ non sông, xóm làng”.

Nghĩa quân do Trương Định chỉ huy đã anh dũng chiến đấu, tổ chức vây đánh địch tại các vùng như: Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn,… Sau khi căn cứ Tân Hòa (Gò Công) rơi vào tay Pháp, trước hỏa lực mạnh của địch, Trương Định đã buộc phải cho quân rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Tại căn cứ Tân Phước, Trương Định cùng quân sĩ ráo riết chuẩn bị để tổ chức phản công, thu phục lại căn cứ Tân Hòa. Giữa lúc đó, giặc Pháp có tay sai là Huỳnh Công Tấn (tên này trước theo nghĩa quân, nhưng sau đó đã đầu hàng Pháp) dẫn đường bí mật lọt vào căn cứ, bao vây Trương Định và các tùy tướng. Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào hửng sáng ngày 20/8/1864, Trương Định không may bị trúng đạn, gãy xương sống. Không muốn để giặc bắt, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.


Các câu hỏi tương tự
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết