Hướng dẫn soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Tuấn Anh

Tìm dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị nghệ thuật mà em đã xác định trong bài "Phong cách Hồ Chí Minh"

KAITO KID
19 tháng 8 2018 lúc 21:05

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I.Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Xuất xứ
Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.
2. Bố cục của văn bản
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa
- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.
2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.
3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…
III. Tổng kết
Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Tác giả - tác phẩm.
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.
2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.
* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.
3. Hệ thống luận cứ.
- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.
III. Tổng kết
Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Sự thách thức
- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm…
- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.
2. Cơ hội
Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.
3.Nhiệm vụ
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
III. Tổng kết.
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm

I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
b) Tác phẩm
Văn bản Bàn về đọc sách
- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch: Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
2. Đọc - chú thích
3. Bố cục
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2(Tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách:
+ Cách lựa chọn sách cần đọc.
+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước…”.
Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm…”
- Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
3. Cách chọn và đọc sách
a) Cách lựa chọn sách
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lác thường gặp khi chọn sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
b. Phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.
Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận:
- Cần đánh vào thành trì kiên cố.
- Đánh bại quân tinh nhuệ.
- Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
- Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”
Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau.
Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
III. Tổng kết
- Về nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
- Về nghệ thuật
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
Nguyễn Đình Thi

I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
*Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003).
- Quê: Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
- Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chứ văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng:
+ Làm tổng thư ký hội Văn hoá cứu quốc.
+ Từ 1958 - 1989, ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam.
+ 1995, là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
* Tác phẩm:
- Xuất xứ: “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 - Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”, xuất bản năm 1956.
- Tóm tắt:
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ sỹ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay (thời điểm sáng tác).
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu - bởi đó là tiếng nói của tình cảm - tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.
- Bố cục: 3 phần.
1. Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung của văn nghệ.
2. Tiếp đến “Tiếng nói của tình cảm”: Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.
3. Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích (SGK)
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại - không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại ấy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư…)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực (đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sỹ đã gửi gắm chất chứa trong đó.
Văn nghệ phản ánh những chất liệu hiện thực qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ.
- Tác phẩm văn nghệ: Không chỉ là những lời lẽ suông, lý thuyết khô khan cứng nhắc - mà nó còn chứa đựng tất cả tâm hồn tình cảm của người sáng tạo ra nó. Những buồn vui, yêu ghét, mộng mơ, những giây phút bồng bột của tuổi trẻ… Tất cả những điều đó mang đến cho người đọc bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như bình thường quen thuộc.
- Nó chứa đựng tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nó luôn khám phá tác động mạnh mẽ đến người đọc.
- Những nhận thức
- Những rung cảm.
“Mỗi tác phẩm như rọi… của tâm hồn”.
- Mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ.
Tóm lại: Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người và cả thế giới bên trong con người.
- Những bộ môn khoa học xã hội khác đi vào khám phá, miêu tả, đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ.
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ: Những người tù chính trị từ Sở Mật Thám:
+ Bị ngăn cách với thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp…
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức mạnh cổ vũ tinh thần to lớn.
Hay những người sống trong lam lũ vất vả, u tối cả cuộc đời. Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. Qua văn nghệ, con người trở nên lạc quan hơn, biết rung cảm và biết ước mơ.
- Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, đầy sức thuyết phục - phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người : “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta, và chiếu toả trên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.
3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đứng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc của chúng ta. “Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
VD: - Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện “Người cảnh sát và bản thánh ca” - O.Henri.
- Truyện : Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
- Bài thơ “thần”: “Nam quốc sơn hà”.
- Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
- Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác…
III. Tổng kết
- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc - chú thích
a) Đọc.
b) Chú thích (SGK)
2. Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Vũ Khoan: Nhà hoạt động chính trị, đã từng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại, hiện là Phó thủ tướng chính phủ.
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, được in vào tập Một góc nhìn của tri thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đàu của thế kỉ XXI, thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới.
c) Phương thức diễn đạt
Nghị luận bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống xã hội.
Bố cục gồm 3 phần
- Mở bài (từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”): nêu luận điểm chính.
- Thân bài (tiếp theo đến “kinh doanh và hội nhập”): Bình luận và phân tích luận điểm bằng hệ thống luận cứ (3 luận cứ)
- Kết bài(còn lại): Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
II. Đọc - hiểu văn bản
Luận điểm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Hệ thống luận cứ:
- Luận cứ 1: Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới.
- Luận cứ 2: Nhiệm vụ của con người Việt Nam trước mục tiêu của đất nước.
- Luận cứ 3: Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam cần nhận thức rõ.
1. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân con người.
- Đây là một luận cứ quan trọng, mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghĩa đặt vấn đề - mở ra hướng lập luận toàn bài.
Lý lẽ: Con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Ngày nay nền kinh tế tri thức phát triển, vai trò con người càng nổi trội.
- Nêu ra một cách chính xác, logic, chặt chẽ, khách quan. Vấn đề được nêu ra rất có ý nghĩa thực tiễn. Trong thế kỷ trước, nước ta đã đạt những thành quả rất vững chắc. Chúng ta đang bước sang thế kỷ mới với nhiệm vụ cơ bản là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Việc chuẩn bị hành trang (tri thức, khoa học, công nghệ, tư tưởng, lối sống…) là vô cùng cần thiết.
2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu - nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- Bối cảnh của thế giới: Khoa học công nghệ phát triển cùng với việc hội nhập sâu rộng.
- Mục tiên, nhiệm vụ của đất nước:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.
Từ việc gắn vai trò trách nhiệm của con người Việt Nam với thực tế lịch sử, kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới để dẫn dắt tới vấn đề cơ bản mà tác giả cần bàn luận: “những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam”.
3. Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
- Điểm mạnh:
+ Thông minh, nhạy bén
+ Cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ.
+ Đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm.
+ Thích ứng nhanh
- Yếu:
+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Đố kị trong làm ăn, cuộc sống đời thường.
+ Hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
Tác giả đã nêu phân tích cụ thể thấu đáo, nêu song song hai mặt và luôn đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử.
Trình tự lập luận:
- Tính hệ thống chặt chẽ, có tính định hướng của các luận cứ.
- Kết thúc hệ thống luận cứ bằng cách khẳng định lại luận điểm đã nêu ở phần mở đầu:
+ Lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu.
+ Phải làm cho lớp trẻ, chủ nhan của đất nước nhận rõ điều đó. Làm quen với những thói quen tốt ngay từ nhưungx việc làm nhỏ nhặt nhất.
Thái độ của tác giả: Tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch.
Tác dụng: Giúp mọi người tránhđược tâm lý ngộ nhận tự đề cao quá mức, tự thoả mãn, không có ý thứ học hỏi cản trở sự có hại đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
III. Tổng kết
Về nội dung:
- Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con người trong hành tran vào thế kỷ mới, những mục tiên và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta khi bước vào thể kỷ mới.
Qua bài viết, nhận thức được những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của con người Việt Nam để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng để trở thành một người công dân tốt.

Thảo Phương
18 tháng 8 2019 lúc 16:26

Dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị NT:

​NT1: Tự sự: Kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác (đoạn 1)

​Bình luận: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM."

​NT2: Tác giả nêu những chi tiết tiêu biểu về nơi ở và làm việc, trang phục, ăn uống.

​NT3: Sử dụng thơ:

​"Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

​Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao..."

​NT4: NT đối lập: Tuy Bác là lãnh tụ, là người đứng đầu của cả 1 đất nước nhưng lối sống của Bác lại rất giản dị. "Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào,... lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy."

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 8 2019 lúc 5:36

Tham khảo :

Trong đoạn đầu tiên của văn bản, Lê Anh Trà đưa ra luận điểm: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng sâu rộng. Điều đó thể hiện ở chỗ: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài; Người tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm; Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa...
Bác có được vốn kiến thức sâu rộng ấy là do đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới; đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh; đã làm nhiều nghề... Chúng ta, những người Việt Nam, không ai là không biết Bác đã dành trọn những năm tháng tuổi trẻ của mình để bôn ba tìm đường cứu nước. Người đi nhiều nơi, không phải là những chuyến du lịch mà trên con đường lênh đênh, vừa lao động kiếm sống với những nghề vất vả như phụ bếp, quét tuyết, viết báo... vừa tìm tòi, học hỏi... Những tri thức văn hóa Bác đã tích lũy trong suốt cuộc đời “truân chuyên”, sóng gió của mình. Vì lẽ đó, vốn hiểu biết của Người không chỉ có bề rộng của một lữ khách đã từng đặt chân lên nhiều mảnh đất trên thế giới mà còn có cả chiều sâu trải nghiệm trong cuộc mưu sinh của nhân loại. Hơn thế, đó là chiều sâu của sự tìm tòi, tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo: tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản; đã “nhào nặn” với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người..
Như vậy, nêu và chứng minh luận điểm: Bác có vốn tri thức: Văn hoá sâu rộng, vô hình trung Lê Anh Trà còn làm nổi bật phẩm chất ham học hỏi, ham hiểu biết và bản lĩnh văn hoá vững vàng, đồng thời gợi lên chặng đường đời vất vả, đầy hi sinh của Bác. Vì lẽ đó, đoạn văn không chỉ khiến người đọc cảm phục Người mà còn làm thức dậy một niềm xúc động sâu xa.


Các câu hỏi tương tự
Phan Trần Quốc Bảo
Xem chi tiết
Cherry Sos
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
seohyun111
Xem chi tiết
nguyễn trần anh thư
Xem chi tiết
Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Thái tuấn
Xem chi tiết