Văn bản ngữ văn 8

Võ Văn Trường

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Giúp mình với

Đời về cơ bản là buồn......
29 tháng 12 2017 lúc 20:19

Đi kèm với sự phát triển không ngừng của xã hội là sự xuất hiện của những vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một trong những vấn nạn đó phải kể đến là vấn nạn giao thông. Vậy, làm sao để bảo vệ bản thân và người khác khỏi những mối đe dọa tốc độ? Đó là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Vì vậy, nón bảo hiểm nghiễm nhiên trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người khi tham gia giao thông. Nón bảo hiểm có cấu tạo như thế nào? Đó là một loại nón có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của nón bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất. Một số nón bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn in những hình ảnh khá cầu kì, tạo sự thích thú cho những “khách hàng nhí”. Ngoài ra còn có những dòng nón bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của nón, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình. Lớp thứ ba – lớp trong cùng – là lớp tiếp xúc với phần đầu của chúng ta. Vì tiếp xúc với phần đầu con người nên nó phải là một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng, tạo cảm giác êm ái cho người dùng. Bên dưới nón là bộ phận dây gài giúp giữ chặt nón vào đầu. Bộ phận dây gài cũng gồm hai phần, một phần gắn chặt với nón được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai nón phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng. Nón bảo hiểm có bao nhiêu loại? Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia nón bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ và tiện ích của chúng. Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tính cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn. Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông. Một chiếc nón bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích, không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam. Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị – gây – tai – nạn, vì vậy cần phải đội nón bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ. Chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nón bảo hiểm như thế nào để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ? Trước hết, trong việc lựa chọn, người dùng cần sáng suốt, xứng đáng là một người tiêu dùng thông minh khi chọn mua những sản phẩm mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Vậy, thế nào là một nón bảo hiểm chất lượng? Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu phải có tem kiểm tra,…Trên mũ bảo hiểm phải có đầy đủ những thông tin như: kích thước nón, ngày sản xuất, cơ sở sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất,…Khi mua nón bảo hiểm chất lượng người dùng sẽ được nhận giấy bảo hành của cơ sở sản xuất để được hỗ trợ khi có vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng sản phẩm nón bảo hiểm đó. Thứ hai, người tiêu dùng cần chọn những nón bảo hiểm vừa vặn với kích cỡ phần đầu của mình, không chọn mua những sản phẩm quá rộng hoặc quá chật dù nó có đẹp hơn, bắt mắt hơn. Vậy, thế nào là vừa? Bạn hãy thử đội nón bảo hiểm vào đầu, cài quai vào, lắc đầu sang trái, sang phải xem nón có ôm trọn phần đầu của mình hay không. Nón vừa ôm trọn phần đầu, tạo cảm giác thoải mái khi đội. Nếu nón bị xê dịch nghĩa là nó rộng so với đầu của bạn, nếu đội vào không cảm thấy thoải mái nghĩa là nó hơi hẹp so với đầu của bạn, cả hai trường hợp đó đều không nên chọn mua. Thứ ba, trong quá trình sử dụng, người dùng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nón để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nón đã bị va chạm mạnh không nên tiếp tục sử dụng. Những chiếc nón có bộ phận dây gài nón bị hư, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…Hàng ngày, sau khi đội, bạn nên để nón ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu,…Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn sử dụng được vẫn nên đổi nón mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản thân. Như vậy, sau khi tìm hiểu về nón bảo hiểm, mỗi người trong chúng ta cần chọn cho mình một chiếc nón bảo hiểm phù hợp nhất để sử dụng mỗi ngày. Vì an toàn là trên hết, “hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!” các bạn nhé!

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 12 2017 lúc 20:28

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ… Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.

thuyet minh ve chiec mu bao hiem
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái… gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.


Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng… và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.

Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?

1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên.



Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.

Bình luận (0)
Đạt Trần
29 tháng 12 2017 lúc 21:43
​ Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ... Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái… gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.
Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.
Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?
1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.
Theo các báo cáo từ các bệnh viện, ngay từ khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng, số ca chấn thương do tai nạn giao thông lập tức giảm thấy rõ. Ở Bệnh viện Việt Đức số bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đã giảm từ 40 ca/ngày năm ngoái xuống còn 30 ca/ngày chỉ sau 3 ngày luật được áp dụng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí cũng cho biết các ca chấn thương sọ não đã giảm rõ rệt sau khi luật đội nón bảo hiểm có hiệu lực.
Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.
Bình luận (0)
Đạt Trần
29 tháng 12 2017 lúc 21:44

Sau ngày 15/12/2007, người ngồi trên xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông. Nhân sự kiện này, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử của chiếc mũ - vật bảo vệ con người rất hiệu quả này.
Thường được dùng để bảo vệ phần đầu, mặt và đôi khi cả phần cổ, mũ bảo hiểm đã ra đời từ rất lâu. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trong khi giao chiến, phần cơ thể quan trọng nhất là đầu. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác... quân đội của người Assyrat, Ba Tư, đã biết dùng chiếc mũ bảo vệ binh lính một cách hữu hiệu.

Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn bằng sắt. Mũ bảo vệ được coi là một loại binh khí không thể thiếu của mỗi người lính trước khi ra trận.

Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ đã sáng chế ra chiếc mũ bảo hiểm bằng đồng, chóp nhọn rất đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm - mũ trùm kín cả đầu.

Người La Mã lại phát triển hình dạng của mũ bảo hiểm thêm một bậc nữa đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng hơn và có phần lưỡi trai phía trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp quân sĩ bị lóa mắt. Mỗi một lần thay đổi, chiếc mũ bảo hiểm lại tích hợp thêm những ưu điểm khiến người đội càng ngày càng an toàn hơn.

Khi chiếc mũ bảo hiểm “chu du” đến vùng bắc và tây của châu Âu, lúc đầu mũ làm từ da. Nhưng dần dần, chiếc mũ da cũng được gia cố thêm những vành đai xung quanh bằng sắt hoặc bằng đồng nhưng vẫn giữ nguyên dạng hình nón hoặc hình bán cầu.

Số lượng mũ bảo vệ cũng tăng nhanh chóng và mũ đã được làm hoàn toàn bằng sắt. Vào những năm 1200, người ta lại sáng chế ra một kiểu mũ hình trụ, chóp phẳng. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng trong thực tế, binh lính tham chiến nhận ra rằng loại mũ này hoàn toàn kém cơ động.

Sự cồng kềnh của nó dễ trở thành mục tiêu của đạn pháo từ kẻ thù. Kiểu dáng mũ này về sau được phổ biến rộng rãi trong đời sống nhưng được làm bằng chất liệu bình thường như vải hồ cứng hoặc da.

Thời trung cổ, mũ bảo hiểm chứng kiến một sự cách tân đầy ý nghĩa: vật liệu làm mũ là thép nhẹ và có thêm phần mạng đằng trước để che chắn cho phần cổ đồng thời phần lưỡi trai không còn gắn cố định vào mũ.

Binh sĩ có thể hất lên hay kéo phần lưỡi trai xuống phủ gương mặt khi bắt đầu vào cuộc giao đấu. Chiếc mũ được thiết kế tinh vi hơn, quan trọng là không còn quá nặng và vừa ôm gọn lấy đầu, tránh được hiện tượng mũ bị văng ra trong khi giáp mặt với quân địch.

Vào thế kỷ XVI-XVII, chiếc mũ được làm với cùng chất liệu nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ XVIII-XIX, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác và các loại súng trường, súng lục lên ngôi. Mũ bảo hiểm không còn được trọng dụng như trước. Giới trung thành với mũ bảo hiểm lúc bấy giờ chỉ còn lại những đội kị binh.

Tuy vậy, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, mũ làm từ thép được coi là một thiết bị bảo vệ chuẩn mực cho lính bộ binh. Có mũ bảo hiểm, quân lính được bảo vệ an toàn khỏi những mảnh kim loại văng ra với tốc độ cao mỗi khi pháo nổ.

Người Pháp đã chính thức coi mũ bảo hiểm là một trang bị tiêu chuẩn của mỗi người lính vào năm 1914. Lần lượt, người Anh, người Đức và các nước châu Âu còn lại cũng theo gương. Chiếc mũ bảo hiểm đúng quy cách phải được làm từ loại thép đặc biệt, lớp lót có thể tháo rời ra được và trọng lượng cho phép là từ 0,5-1,8kg.

Mũ bảo hiểm làm từ sắt hay thép được làm ở Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ thời Trung cổ còn lưu giữ được cho tới ngày nay đã trở thành những cổ vật quí giá. Mũ ở vùng Tây Tạng và Trung Quốc, mũ làm từ đồng, da hay sừng cũng có tuổi trải qua nhiều thế kỷ.

Ngày nay, chiếc mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập sâu vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. Mũ bảo hiểm được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao... Công nhân, kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng đội mũ bảo vệ.


Mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống.
Ngoài quân đội, những môn thể thao đối kháng như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục... rất cần mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho vận động viên. Ngay cả những người bình thường đi xe đạp trên phố cũng được khuyến cáo là nên đội mũ bảo hiểm để giữ an toàn cho bộ phận đầu não của cơ thể.

Tại Việt Nam, mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn sử dụng cho người đi xe gắn máy thường làm bằng nhựa ABS siêu bền có thể chịu được lực cường độ cao, đảm bảo độ cứng và đàn hồi. Trọng lượng của mũ bảo hiểm cho phép dao động trong khoảng 1,0-1,5 kg. Phần nhựa trong che trước mặt có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời.

Thông thường các nhà sản xuất chào hàng 3 loại mũ: che nửa đầu (mũ vỏ cứng chủ yếu bảo vệ phần phía trên), che cả đầu và tai (mũ có vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và quai hàm) và loại che cả hàm (mũ vỏ cứng bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và cằm).

Tóm lại, bằng một động tác rất đơn giản nhưng đội mũ bảo hiểm là cách bảo vệ bản thân một cách hữu hiệu nhất

Bình luận (0)
nguyenngocthuanh
2 tháng 11 2018 lúc 20:58

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ... Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ.
Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.
Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.
Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.
Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá, rất phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, có uy tín sản xuất ra vì đây là phản khoa học và những cái nón đấy lại được sản xuất ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên sản xuất hàng nhái… gây nguy hiểm cho người sử dụng khi gặp tai nạn.
Đôi khi ra đường ta vẫn bắt gặp những người công nhân đi xe máy đội nón bảo hộ lao động. Đấy là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Nón bảo hộ lao động chịu tác động tốt từ trên xuống chứ không chịu được tác động mạnh ở mọi hướng. Mà nón bảo hiểm được cấu tạo để bảo vệ khắp vùng đầu nên chúng ta cần phải sử dụng nón bảo hiểm thay cho sử dụng nón bảo hộ lao động khi đi ra ngoài đường sau khi ra khỏi công trường.
Bên cạnh những cửa hiệu bán nón bảo hiểm nghiêm túc, chúng ta cũng thấy được không ít người bán hàng rong nón bảo hiểm kém chất lượng, hàng nhái hàng giả với giá thành cao nhất chỉ bằng 1/10 giá gốc, chính hãng. Sự tồn tại và phát triển của những loại nón nhái chính là ý thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ họ khi tham gia giao thông. Họ sợ công an hơn là tính mạng của họ khi tham gia giao thông. Họ không nhận thức được quyền lợi của họ khi đội nón bảo hiểm. Điều này nói lên rằng công tác tuyên truyền của ta chưa tốt, nón nhái kém chất lượng vẫn còn đất để sống.
Hiện nay, mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Vậy để mua được một nón bảo hiểm chất lượng, ta nên chọn mua như thế nào? Mũ bảo hiểm thật gồm hai loại mũ trong nước sản xuất và mũ nhập khẩu. Với mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam), mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Kiểm tra các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng... và những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.
Vậy để sử dụng nón được lâu, ta nên biết cách để bảo quản nón một cách tốt nhất. Ta nên tránh để va đập quá nhiều làm giảm chất lượng sản phẩm. Thường xuyên sử dụng nước khử mùi hay giặt miếng lót bên trong. Tránh việc đội chung mũ với người lạ đặc biệt là nón của xe ôm để tránh lây các bệnh da đầu. Không nên treo mũ trên tay lái bởi dễ gây trầy xước hoặc hỏng quai mũ, không nên dùng nước nóng, các chất tẩy rửa mạnh để lau chùi, bởi dễ làm hỏng mũ.
Cuối cùng thì việc chiếc nón bảo hiểm của chúng ta sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng cho việc bảo vệ cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào tần suất sử dụng chúng có thường xuyên hay không. Vậy khi nào chúng ta sẽ phải thay một chiếc nón bảo hiểm mới?
1. Nón bảo hiểm đã bị va đâp và chịu lực va đập lớn do tai nạn.
2. Những chi tiết phụ kiện của nón bảo hiểm bị hư hỏng do thường xuyên sử dụng, hoặc xuất hiện những dấu hiệu của sự xuống cấp.
3. Những tấm đệm lót bên trong nón bảo hiểm có dấu hiệu xuống cấp hư hỏng do sử dụng thường xuyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách: Đội nón bảo hiểm, cài dây khoá nón, và lắc mạnh đầu bạn theo bên trái và bên phải. Nếu nón bảo hiểm bị lỏng và không ôm theo đầu bạn có nghĩa nón đã không còn đảm bảo an toàn.
4. Trên bề mặt của vỏ nón bảo hiểm có những đường nứt màu trắng hoặc những khe nứt nhỏ.
5. Tuy nhiên dù cho bạn không phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì tương tự như được nêu trên. Nhưng bạn nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.
Theo các báo cáo từ các bệnh viện, ngay từ khi luật đội nón bảo hiểm được áp dụng, số ca chấn thương do tai nạn giao thông lập tức giảm thấy rõ. Ở Bệnh viện Việt Đức số bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đã giảm từ 40 ca/ngày năm ngoái xuống còn 30 ca/ngày chỉ sau 3 ngày luật được áp dụng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, báo chí cũng cho biết các ca chấn thương sọ não đã giảm rõ rệt sau khi luật đội nón bảo hiểm có hiệu lực.
Khi việc đội mũ bảo hiểm đã được pháp luật quy định thì tình hình giao thông nước ta đã trở nên đặc biệt không giống ai. Trong khi các nước phát triển, người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, kế đến là xe hơi và xe gắn máy thì được sử dụng rất hạn chế. Người ta quy định những làn đường đi riêng không chung với xe hơi như ở nước ta. Chúng ta đã phát triển một cách sai lầm khi không tập trung xây dựng mạng lưới giao thông công cộng mà trao cho người dân một phương tiện rất hữu ích đó là xe gắn máy. Chính vì thế mà hiện nay số lượng xe gắn máy ở nước ta lên hàng chục triệu chiếc xe gắn máy. Nếu mỗi xe gắn máy cần phải 2 cái nón thì như vậy nước ta sẽ là thị trường khổng lồ của nón báo hiểm, một sự phát triển dị dạng không giống ai. Nhưng trong tương lai nước ta sẽ phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng và tiến đến cấm xe gắn máy ở một số thành phố lớn. Điều này có nghĩa là chiếc nón bảo hiểm sẽ có một ngày không còn là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi ra đường. Lúc đó nhận thức của người dân về nón bảo hiểm sẽ thực tế hơn, đúng ý nghĩa với sự tồn tại của nó.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đào Thị Phương Duyên
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Bình Thanh
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
nguyen
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Lê Hoàng Thảo Nhi
Xem chi tiết
nguyễn thị trang
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Hoàng Châu
Xem chi tiết