Văn bản ngữ văn 9

Võ Thùy Linh

Thuyết minh về cây lúa Việt Nam........ ko sao chép trên mạng ạ........c.ơn

Trần Diệu Linh
7 tháng 9 2018 lúc 14:27

MK CHỈ GIÚP BN DÀN Ý THOY NHA!!

I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh( cây lúa nước)
II. THÂN BÀI
-Nguồn gốc cây lúa, vai trò của cây lúa ..
-Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ,…..
-Cách trồng và chăm sóc lúa

+ Chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng

+Cung cấp đủ nc cho cây

+ Phòng bệnh , bón phân,....

- Công dụng

+ Lương thực chính

+ Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất phở, bún, các loại bánh

+ Là nguyên liệu chính làm nên món ăn truyền thống trong ngày tết ( bánh chưng bánh giầy)

-Ý nghĩa cây lúa: nền Văn Minh Lúa Nước

III. KẾT BÀI
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.

Taehyung Kim
17 tháng 9 2018 lúc 18:42

Dàn bài:hiu

I. Mở bài

Giới thiệu tổng quát về cây lúa. Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người. Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.

II. Thân bài

1. Khái quát

Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam. Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

2. Chi tiết.

a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.

Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi. Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mềm, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. Lúa được chia thành ba bộ phận: Rễ: Nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể. Thân: Là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn. Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

b. Cách trồng lúa:

Gieo giống: Hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: Nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống Nhất nước: Lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất. Nhị phân: Thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ. Tam cần: Đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa. Tứ giống: Một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn. Cấy lúa: Ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa. Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn. Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước. Sau khi gặt lúa: Để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.

c. Vai trò của cây lúa.

Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp. Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở… Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới. Lúa non được dùng để làm cốm. Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: Gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thậm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh. Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: Rơm được phơi khô và chất thành đống để dự trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh. Tóc: Cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.

d. Thành tựu

Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III. Kết bài.

Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam. Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Ngọc Ngân 9A
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
nguyen ngoc son
Xem chi tiết
Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Ẩn Danh
Xem chi tiết
Hoàng Trần Trà My
Xem chi tiết
Hung Ten
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Hải An
Xem chi tiết