Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thiên

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải mằn nhả tơ.

Thương thay lu kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

1.Tìm điệp ngữ và xác định điệp ngữ trong bái ca dao trên.Chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ?

2.Chỉ ra dạng điệp ngữ và tác dụng của dạng điệp ngữ trong khổ đầu và khổ cuối của bài thơ "Tiếng gà trưa".

3.Xác định điệp ngữ trong bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí minh và cho biết tác dụng của nó.

HEPL!!!!!!!!!!!!! Cần gấp nha mn !

channel công chúa
13 tháng 12 2019 lúc 19:43

Gợi ý:
– Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
– Nhan đề: có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý :ca dao than thân, khúc hát than thân…

Khách vãng lai đã xóa
Thư Nguyễn
13 tháng 12 2019 lúc 20:36

1. Điệp ngữ “ thương thay” nhấn mạnh, tô đâm sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.

2. Khổ thơ đầu: Với điệp từ “nghe” , ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho ta thấy tiếng gà trưa là biểu hiện của làng quê đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi thơ, chân thành và tươi vui trong tâm trí nhà thơ

Khổ thơ cuối: Với điệp ngữ “vì” nhằm nối liền mạch cảm xúc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người cháu.

3. Với nghệ thuật điệp từ, so sánh làm nổi bật tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác. Qua đây ta thấy tác giả là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có phong thái ung dung, lạc quan. Bác vừa mang cốt cách của một thi sĩ và mang đậm cốt cách của người chiến sĩ.

Mình chỉ biết vậy thôi!

Không biết có đúng không.

Chúc bạn học tốt nhé!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
ko can biet
Xem chi tiết
kudo shinichi
Xem chi tiết
Hoàng Sơn Tùng
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Trung
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Võ Trọng Lập
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Dung
Xem chi tiết