Hơi dàiiii
Thực trạng hiện nay: Biển Việt Nam đang ở trong tình trạng ô nhiễm đáng báo động do không khí và tác động của con người. 90% lượng nước ao, hồ, sông suối đổ ra biển mà không được qua sử lý. Phần lớn các chất thải từ lục địa theo dòng chảy của sông, suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển: Như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển...đang đe dọa sinh thái các vùng biển. Thống kê cho thấy đường bờ biển của Việt Nam dài hơn 3.260 kilômét, đi qua 28 tỉnh- thành phố dọc chiều dài đất nước. Tổng số vũng, vịnh nhỏ là 44, hơn 2200 đảo ven bờ, 1120 rặng san hô, hơn 250 ngàn héc ta rừng ngập mặn. Một số vùng ven bờ đang bị đục hoá, lượng phù sa lơ lửng tăng gây ảnh hưởng lớn khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ PH trong nước biển tầng mặt biến đổi tương đối cao. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm (Zn), một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Hiện tượng thuỷ triều đỏ đã xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở các vùng này, tình trạng các ngư dân dùng dụng cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ.