Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lazy kute

Theo bạn, trên đời này, thứ gì quý giá nhất? Viết bài văn lý giải tại sao bạn lại có quan điểm đó.

P/s: Đề độc, trên mạng không có đâu. Không chép những bài có liên quan nhé! ;)

Linh Phương
21 tháng 5 2017 lúc 9:14

Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7

Trà My
20 tháng 5 2017 lúc 22:03

P/s là j vậy bn ?nhonhung

qwerty
20 tháng 5 2017 lúc 22:03

Khi có vàng sẽ mua được nhiều lúa gạo. Nhưng bạn Trung lại khẳng định thì giờ là quý báu nhất. Chúng ta không nghe nói sao, thì giờ là vàng ngọc, nếu không có thời gian lấy gì ta làm ra lúa gạo và đãi cát thành vàng.

Cuộc tranh cãi cứ thế mà kéo dài, ba bạn đều cho mình là đúng cả, nên chẳng ai chịu thua ai. Cuối cùng, ba bạn phải nhờ thầy giáo giải quyết coi ai đúng, ai sai.

Nếu luận về đúng sai thì ba bạn đều đúng cả, nhưng chỉ đúng một khía cạnh thôi. Như có năm người mù cùng sờ con voi, người sờ trúng cái chân thì nói con voi giống cây cột nhà.

Người sợ trúng cái vòi thì nói con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn, người sờ trúng cái bụng thì nói con voi giống như bức tường thành rộng lớn, người sợ trúng lỗ tai thì nói con voi giống cái quạt để quạt mát, người sờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chỗi.

Năm người mù đều nói đúng, nhưng chỉ nói đúng một phần của con voi thôi. Chúng ta trở lại câu chuyện cái gì quý nhất trên đời, lúa gạo rất quý nếu không có lúa gạo lấy gì con người ăn để sống vì nó là lương thực cần thiết cho nhân loại.

Vàng là vật quý báu hiếm có, nên nó có thể mua được nhiều lúa gạo và làm trang sức cho con người. Nhưng thì giờ cứ mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, không bao giờ quay ngược trở lại nên nó cũng rất quý, cho nên có câu chớ để thì giờ trôi qua vô ích.

Thầy giáo mĩm cười rồi nhẹ nhàng bảo, các em nói thì chẳng sai chút nào. Lúa gạo rất quý, người nông dân phải đầu đội trời chân đạp đất bán mình cho nắng mưa mà vất vả nhọc nhằn mới làm ra được.

Vàng quý và hiếm nên mới đào đãi tìm kiếm khó khăn, khi có được dùng để trang sức làm đẹp hoặc mua các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho con người.

Thì giờ cũng rất quý, vì nó cứ mãi qua nhanh mà không ngược trở lại, nếu chúng ta không tranh thủ tận dụng thời gian quý báu để mà làm việc lợi ích cho gia đình và xã hội, thì sẽ làm tổn hại chung cho nhân loại.

Nhưng, các em phải biết con người mới thật sự là quý nhất. Có con người là có tất cả, vì con người biết siêng năng cần cù thì sẽ làm ra được nhiều lúa gạo, sẽ khai thác đào mõ luyện vàng, nếu không có con người biết tranh thủ tận dụng thời gian để làm những việc có ích nhằm phục vụ cho nhân loại được an vui và hạnh phúc, thì thời gian cũng trôi qua một cách vô nghĩa.

Vì thế các em ngay bây giờ phải cố gắng siêng năng chăm chỉ học hành, để nâng cao trình độ hiểu biết và sau này các em lớn lên chọn cho mình một việc làm thích hợp mà tùy theo khả năng để đóng góp cho gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.

Này các em, các người trẻ, chúng ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả công việc, khi còn nhỏ đôi bàn tay này giúp cho các em học viết chữ, nhờ vậy các em nâng cao được trình độ hiểu biết có được một kiến thức phổ thông, để sau này các em lớn lên dùng đôi bàn tay này với trái tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp phục vụ cho đời.

Các em có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, nhằm giúp cho thân này làm các việc có ích cho xã hội.

Đôi chân này luôn giúp cho các em đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối dù đường đời có chông gai hiểm trở, nhưng đôi chân này vẫn luôn tiến bước không ngừng nghỉ cho đến khi già chết mới thôi.

Và con người này của các em với tình yêu thương nhân loại, công ơn sâu dày của cha mẹ đã lao tâm nhọc sức, sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng vất vả nhọc nhằn để nuôi các em khôn lớn trưởng thành.

Nhờ có cha có mẹ mà các em mới có thân này, nếu các em ngay từ khi còn học nơi mái ấm nhà trường mà không chăm chỉ siêng năng cố gắng học hành cho tới nơi tới chốn. Lúa gạo, vàng bạc, thời gian không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại nhưng nếu chúng ta không biết nhìn lại chính mình, không biết mình là gì?

Có lúa gạo, có vàng bạc, có thời gian, nhưng ta lại thờ ơ với chính mình, chẳng biết mình là gì, thì tội nghiệp cho ta quá trời. Trong bầu vũ tru bao la này trên là trời, dưới là đất, song hành với chúng ta có năm loài cùng chung ở, chúng ta thấy rõ nhất là con người và các loài súc sinh.

Đất giúp cho con người có sự sống nhờ đôi bàn tay và khối óc này. Còn trời bao gồm mây mưa, mặt trăng, mặt trời, các sóng điện để giúp con người đủ điều kiện sống trong thế gian này. Trời và đất không có cái hiểu biết, ngược lại con người có tri giác, có hiểu biết, chính vì vậy con người là trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài.

Lâu nay chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất mà lại coi thường mình. Đó chính là sai lầm lớn nhất của con người. Sợ trời phạt, mong trời thương, cầu ông thần đất ủng hộ cho có nhiều của cải, tài sản.

Cho nên có câu:có trời, có đất, nhưng không có con người, thì trời đất cũng vô nghĩa. Không có con người thì tất cả mọi thứ trên đời này đều không có giá trị gì hết". Trong các em ai cũng có trái tim hiểu biết, trái tim này luôn bao dung tất cả mà tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống.

Nếu ta có nhiều lúa gạo vàng bạc mà không biết sử dụng thời gian đúng nhu cầu trong cuộc sống và không có con người này, thì mọi thứ đó không còn giá trị gì!

Lúa gạo là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, nó luôn làm cho con người no đủ mà không sợ đói kém. Vàng, nếu so với lúa gạo thì giá trị thực tế không bằng, không có vàng ta vẫn sống bình thường, không có gạo ăn ta mới chết đói.

Vậy mà nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là giá trị bởi từ nhận định chủ quan, nếu ta thử làm một bài toán so sánh. Vàng có thể nuôi sống con người hằng ngày hay không, nhưng người ta vẫn nói có vàng mới mua được lúa gạo.

Về giá trị giao dịch cân bằng sản phẩm nuôi sống nhân loại, người ta sắp đặt theo giá trị quý hiếm nhưng trên thực tế lại không có nhu cầu chánh đáng.

Những gì cần thiết cho sự sống đáng lẽ nó phải giá trị hơn, vì nó có tác dụng nuôi sống chúng ta hằng ngày, nhưng ta lại liệt nó vào diện thấp kém để rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm xa hoa mà phải nhọc nhằn lao khổ.

Như nước là nhu cầu cần thiết cho con người, tắm rữa giặt giũ nấu nướng tiêu dùng hằng ngày, có nước đầu đủ giúp cây cối xanh tươi tạo ra hoa màu thực phẩm, nuôi dưỡng cây hấp thu dưỡng khí che mát, nếu thiếu nước vài ngày sẽ chết, vậy mà có ai quan tâm tới đâu.

Các nhà doanh nghiệp vì lợi ích cho riêng mình mà xã thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, gây thiệt hại cho con người và tất cả muôn loài.

Không khí là nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống cho con người, thiếu nó vài phút thì con người sẽ chết ngay bởi vì nó đầy dẫy trong hư không. Lúa gạo, nước, không khí, so với vàng cái nào quý hơn.

Chắc chắn ai cũng nói vàng quý hơn, đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng mà ít ai khám phá được chỗ này. Con người đã tạo ra một sự mâu thuẫn quá lớn, những cái cần thiết giúp ích cho mình mỗi ngày thì ta lại lãng quên.


Bây giờ chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt cái nào có giá trị hơn? Ai cũng nói vàng giá trị hơn, vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt, nhưng lợi ích thiết thực cho con người lại chính là sắt.

Trong cơ thể con người rất cần chất sắt, vì nó là yếu tố quan trọng để tạo thành máu đỏ, do đó trong con người nếu thiếu máu thì sẽ chết, nhưng nếu thiếu chất vàng thì cũng không sao cả.

Đó là giá trị của chất sắt trong con người, ngoài ra sắt còn đáp ứng nhu cầu sống cho con người tiện lợi về nhiều mặt như xây dựng nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp cho con người có chỗ ăn ở nghỉ ngơi, đi lại dễ dàng mà tiết kiệm được thời gian.

Những gì cần thiết cho con người thì chúng ta lại lãng quên ít quan tâm tới nó, cho nên chúng ta chịu chấp nhận sống chung với ô nhiễm, sống chung với bệnh, sống chung với những cái đi ngược lại thiên nhiên.

Người nông dân phải cực khổ vất vả nhọc nhằn, một nắng hai mưa chân lắm tay bùn để tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp cho nhân loại no đủ mỗi ngày. Vậy mà nó bị con người đánh giá trị vật chất thấp nhất trong các nhu cầu để phục vụ sự sống, chúng ta cần phải có một cuộc hội thảo về vấn đề này mà tìm ra giải pháp chính đáng để làm sao cho phù hợp cuộc sống của con người.

Chúng ta cứ nghĩ rằng những gì quý hiếm là đắt tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực trong cuộc sống.Lúa gạo tuy cần thiết, vàng tuy quý hiếm, thời gian giúp con người làm nhiều việc, nhưng nước và không khí rất cần hơn.

Tuy nhiên nó vẫn không quý bằng con người. Không có con người những thứ đó trở thành vô nghĩa, vì các thứ đó để phục vụ cho con người, nhưng nếu con người không có lương tâm, không có trái tim hiểu biết sống si mê vô độ thì có mà cũng như không vì luôn làm khổ đau cho muôn loài.

Thực tế theo quan niệm từ ngàn xưa cho đến nay, ai cũng nghĩ rằng cái gì quý hiếm là giá trị cao cả mà lãng quên những giá trị thiết thực để nuôi sống chúng ta hằng ngày. Không có vàng, không có đá quý ta vẫn sống vì nó chỉ là món đồ trang sức phụ cho con người.

Không có lúa gạo, không có nước để tiêu dùng, không có không khí để thở thử hỏi ta có thể sống còn hay không? Vậy cái gì là quý giá nhất, sự sống của con người và muôn loài. Và cái gì quý nhất trong cuộc sống, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần và con người tâm linh.

Có vật chất để đảm bảo đời sống cho con người một khoảng thời gian nào đó, tùy theo phước nghiệp của cá nhân đã gieo tạo. Có tình cảm để con người gắn kết yêu thương với nhau mà đóng góp cho gia đình và xã hội.

Có tinh thần sáng suốt minh mẫn lành mạnh để luôn sống lạc quan và yêu đời. Có con người tâm linh cùng với trái tim hiểu biết, thì tin sâu nhân quả mà không làm các việc ác, lại hay làm các việc lành và từng bước phá bỏ tâm niệm hành động si mê chấp ngã chiếm hữu để trở về tính biết sáng suốt của chính mình đó là Phật tính.

Khi sống được với tính biết sáng suốt của mình thì chúng ta không bị dòng đời cuốn trôi mà biết quân bình sự sống để đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.

Cho nên con người là quý nhất, còn các cái thứ khác chỉ phụ thuộc mà thôi, không có vàng hoặc ngọc quý hay kim cương ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa gạo, nước, không khí, ta khó bảo tồn mạng sống. Vậy mà thế gian cứ chạy theo những thứ đó để rồi làm khổ cho nhau, mà quên đi những cái cần thiết trong cuộc sống.

Có con người rồi lại có trái tim yêu thương và hiểu biết, thì không gì có thể so sánh bằng. Sư phụ chúng tôi chỉ dạy rằng: “ Học tập, làm việc uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay.”

Do đó sư ông chúng tôi chủ trương tu học và lao động như cái đỉnh ba chân không thể thiếu. Lao động như ăn cơm, học như uống nước, tu như hơi thở và có con người tâm linh để thực hiện ba việc cốt lõi đó.

Ba điều đó là sự cần thiết và quý giá nhất trên cuộc đời, kính mong mọi người hãy nên suy xét quán chiếu cho tường tận để rồi lấy đó làm kim chỉ nam mà luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình và sống có ích cho nhân loại.

-- Mạng --

Thu Thủy
21 tháng 5 2017 lúc 8:41

Lazy kute


Khi có vàng sẽ mua được nhiều lúa gạo. Nhưng bạn Trung lại khẳng định thì giờ là quý báu nhất. Chúng ta không nghe nói sao, thì giờ là vàng ngọc, nếu không có thời gian lấy gì ta làm ra lúa gạo và đãi cát thành vàng.

Cuộc tranh cãi cứ thế mà kéo dài, ba bạn đều cho mình là đúng cả, nên chẳng ai chịu thua ai. Cuối cùng, ba bạn phải nhờ thầy giáo giải quyết coi ai đúng, ai sai.

Nếu luận về đúng sai thì ba bạn đều đúng cả, nhưng chỉ đúng một khía cạnh thôi. Như có năm người mù cùng sờ con voi, người sờ trúng cái chân thì nói con voi giống cây cột nhà.

Người sợ trúng cái vòi thì nói con voi giống chiếc chiếu cuốn tròn, người sờ trúng cái bụng thì nói con voi giống như bức tường thành rộng lớn, người sợ trúng lỗ tai thì nói con voi giống cái quạt để quạt mát, người sờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chỗi.

Năm người mù đều nói đúng, nhưng chỉ nói đúng một phần của con voi thôi. Chúng ta trở lại câu chuyện cái gì quý nhất trên đời, lúa gạo rất quý nếu không có lúa gạo lấy gì con người ăn để sống vì nó là lương thực cần thiết cho nhân loại.

Vàng là vật quý báu hiếm có, nên nó có thể mua được nhiều lúa gạo và làm trang sức cho con người. Nhưng thì giờ cứ mỗi ngày lặng lẽ trôi qua, không bao giờ quay ngược trở lại nên nó cũng rất quý, cho nên có câu chớ để thì giờ trôi qua vô ích.

Thầy giáo mĩm cười rồi nhẹ nhàng bảo, các em nói thì chẳng sai chút nào. Lúa gạo rất quý, người nông dân phải đầu đội trời chân đạp đất bán mình cho nắng mưa mà vất vả nhọc nhằn mới làm ra được.

Vàng quý và hiếm nên mới đào đãi tìm kiếm khó khăn, khi có được dùng để trang sức làm đẹp hoặc mua các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho con người.

Thì giờ cũng rất quý, vì nó cứ mãi qua nhanh mà không ngược trở lại, nếu chúng ta không tranh thủ tận dụng thời gian quý báu để mà làm việc lợi ích cho gia đình và xã hội, thì sẽ làm tổn hại chung cho nhân loại.

Nhưng, các em phải biết con người mới thật sự là quý nhất. Có con người là có tất cả, vì con người biết siêng năng cần cù thì sẽ làm ra được nhiều lúa gạo, sẽ khai thác đào mõ luyện vàng, nếu không có con người biết tranh thủ tận dụng thời gian để làm những việc có ích nhằm phục vụ cho nhân loại được an vui và hạnh phúc, thì thời gian cũng trôi qua một cách vô nghĩa.

Vì thế các em ngay bây giờ phải cố gắng siêng năng chăm chỉ học hành, để nâng cao trình độ hiểu biết và sau này các em lớn lên chọn cho mình một việc làm thích hợp mà tùy theo khả năng để đóng góp cho gia đình và phục vụ tốt cho xã hội.

Này các em, các người trẻ, chúng ta có đôi bàn tay khéo léo để làm tất cả công việc, khi còn nhỏ đôi bàn tay này giúp cho các em học viết chữ, nhờ vậy các em nâng cao được trình độ hiểu biết có được một kiến thức phổ thông, để sau này các em lớn lên dùng đôi bàn tay này với trái tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp phục vụ cho đời.

Các em có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân, nhằm giúp cho thân này làm các việc có ích cho xã hội.

Đôi chân này luôn giúp cho các em đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối dù đường đời có chông gai hiểm trở, nhưng đôi chân này vẫn luôn tiến bước không ngừng nghỉ cho đến khi già chết mới thôi.

Và con người này của các em với tình yêu thương nhân loại, công ơn sâu dày của cha mẹ đã lao tâm nhọc sức, sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng vất vả nhọc nhằn để nuôi các em khôn lớn trưởng thành.


Nhờ có cha có mẹ mà các em mới có thân này, nếu các em ngay từ khi còn học nơi mái ấm nhà trường mà không chăm chỉ siêng năng cố gắng học hành cho tới nơi tới chốn. Lúa gạo, vàng bạc, thời gian không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại nhưng nếu chúng ta không biết nhìn lại chính mình, không biết mình là gì?

Có lúa gạo, có vàng bạc, có thời gian, nhưng ta lại thờ ơ với chính mình, chẳng biết mình là gì, thì tội nghiệp cho ta quá trời. Trong bầu vũ tru bao la này trên là trời, dưới là đất, song hành với chúng ta có năm loài cùng chung ở, chúng ta thấy rõ nhất là con người và các loài súc sinh.


Đất giúp cho con người có sự sống nhờ đôi bàn tay và khối óc này. Còn trời bao gồm mây mưa, mặt trăng, mặt trời, các sóng điện để giúp con người đủ điều kiện sống trong thế gian này. Trời và đất không có cái hiểu biết, ngược lại con người có tri giác, có hiểu biết, chính vì vậy con người là trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài.

Lâu nay chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất mà lại coi thường mình.
Đó chính là sai lầm lớn nhất của con người. Sợ trời phạt, mong trời thương, cầu ông thần đất ủng hộ cho có nhiều của cải, tài sản.

Cho nên có câu:
có trời, có đất, nhưng không có con người, thì trời đất cũng vô nghĩa. Không có con người thì tất cả mọi thứ trên đời này đều không có giá trị gì hết". Trong các em ai cũng có trái tim hiểu biết, trái tim này luôn bao dung tất cả mà tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống.

Nếu ta có nhiều lúa gạo vàng bạc mà không biết sử dụng thời gian đúng nhu cầu trong cuộc sống và không có con người này, thì mọi thứ đó không còn giá trị gì!

Lúa gạo là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, nó luôn làm cho con người no đủ mà không sợ đói kém. Vàng, nếu so với lúa gạo thì giá trị thực tế không bằng, không có vàng ta vẫn sống bình thường, không có gạo ăn ta mới chết đói.


Vậy mà nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là giá trị bởi từ nhận định chủ quan, nếu ta thử làm một bài toán so sánh. Vàng có thể nuôi sống con người hằng ngày hay không, nhưng người ta vẫn nói có vàng mới mua được lúa gạo.

Về giá trị giao dịch cân bằng sản phẩm nuôi sống nhân loại, người ta sắp đặt theo giá trị quý hiếm nhưng trên thực tế lại không có nhu cầu chánh đáng.

Những gì cần thiết cho sự sống đáng lẽ nó phải giá trị hơn, vì nó có tác dụng nuôi sống chúng ta hằng ngày, nhưng ta lại liệt nó vào diện thấp kém để rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm xa hoa mà phải nhọc nhằn lao khổ.


Như nước là nhu cầu cần thiết cho con người, tắm rữa giặt giũ nấu nướng tiêu dùng hằng ngày, có nước đầu đủ giúp cây cối xanh tươi tạo ra hoa màu thực phẩm, nuôi dưỡng cây hấp thu dưỡng khí che mát, nếu thiếu nước vài ngày sẽ chết, vậy mà có ai quan tâm tới đâu.

Các nhà doanh nghiệp vì lợi ích cho riêng mình mà xã thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, gây thiệt hại cho con người và tất cả muôn loài.

Không khí là nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống cho con người, thiếu nó vài phút thì con người sẽ chết ngay bởi vì nó đầy dẫy trong hư không. Lúa gạo, nước, không khí, so với vàng cái nào quý hơn.

Chắc chắn ai cũng nói vàng quý hơn, đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng mà ít ai khám phá được chỗ này. Con người đã tạo ra một sự mâu thuẫn quá lớn, những cái cần thiết giúp ích cho mình mỗi ngày thì ta lại lãng quên.


Bây giờ chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt cái nào có giá trị hơn? Ai cũng nói vàng giá trị hơn, vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt, nhưng lợi ích thiết thực cho con người lại chính là sắt.

Trong cơ thể con người rất cần chất sắt, vì nó là yếu tố quan trọng để tạo thành máu đỏ, do đó trong con người nếu thiếu máu thì sẽ chết, nhưng nếu thiếu chất vàng thì cũng không sao cả.

Đó là giá trị của chất sắt trong con người, ngoài ra sắt còn đáp ứng nhu cầu sống cho con người tiện lợi về nhiều mặt như xây dựng nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp cho con người có chỗ ăn ở nghỉ ngơi, đi lại dễ dàng mà tiết kiệm được thời gian.

Những gì cần thiết cho con người thì chúng ta lại lãng quên ít quan tâm tới nó, cho nên chúng ta chịu chấp nhận sống chung với ô nhiễm, sống chung với bệnh, sống chung với những cái đi ngược lại thiên nhiên.

Người nông dân phải cực khổ vất vả nhọc nhằn, một nắng hai mưa chân lắm tay bùn để tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp cho nhân loại no đủ mỗi ngày. Vậy mà nó bị con người đánh giá trị vật chất thấp nhất trong các nhu cầu để phục vụ sự sống, chúng ta cần phải có một cuộc hội thảo về vấn đề này mà tìm ra giải pháp chính đáng để làm sao cho phù hợp cuộc sống của con người.

Chúng ta cứ nghĩ rằng những gì quý hiếm là đắt tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực trong cuộc sống.Lúa gạo tuy cần thiết, vàng tuy quý hiếm, thời gian giúp con người làm nhiều việc, nhưng nước và không khí rất cần hơn.

Tuy nhiên nó vẫn không quý bằng con người. Không có con người những thứ đó trở thành vô nghĩa, vì các thứ đó để phục vụ cho con người, nhưng nếu con người không có lương tâm, không có trái tim hiểu biết sống si mê vô độ thì có mà cũng như không vì luôn làm khổ đau cho muôn loài.

Thực tế theo quan niệm từ ngàn xưa cho đến nay, ai cũng nghĩ rằng cái gì quý hiếm là giá trị cao cả mà lãng quên những giá trị thiết thực để nuôi sống chúng ta hằng ngày. Không có vàng, không có đá quý ta vẫn sống vì nó chỉ là món đồ trang sức phụ cho con người.

Không có lúa gạo, không có nước để tiêu dùng, không có không khí để thở thử hỏi ta có thể sống còn hay không? Vậy cái gì là quý giá nhất, sự sống của con người và muôn loài. Và cái gì quý nhất trong cuộc sống, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần và con người tâm linh.

Có vật chất để đảm bảo đời sống cho con người một khoảng thời gian nào đó, tùy theo phước nghiệp của cá nhân đã gieo tạo. Có tình cảm để con người gắn kết yêu thương với nhau mà đóng góp cho gia đình và xã hội.

Có tinh thần sáng suốt minh mẫn lành mạnh để luôn sống lạc quan và yêu đời. Có con người tâm linh cùng với trái tim hiểu biết, thì tin sâu nhân quả mà không làm các việc ác, lại hay làm các việc lành và từng bước phá bỏ tâm niệm hành động si mê chấp ngã chiếm hữu để trở về tính biết sáng suốt của chính mình đó là Phật tính.

Khi sống được với tính biết sáng suốt của mình thì chúng ta không bị dòng đời cuốn trôi mà biết quân bình sự sống để đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.


Cho nên con người là quý nhất, còn các cái thứ khác chỉ phụ thuộc mà thôi, không có vàng hoặc ngọc quý hay kim cương ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa gạo, nước, không khí, ta khó bảo tồn mạng sống. Vậy mà thế gian cứ chạy theo những thứ đó để rồi làm khổ cho nhau, mà quên đi những cái cần thiết trong cuộc sống.

Có con người rồi lại có trái tim yêu thương và hiểu biết, thì không gì có thể so sánh bằng. Sư phụ chúng tôi chỉ dạy rằng:
“ Học tập, làm việc uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng phút giây là chết ngay.

Do đó sư ông chúng tôi chủ trương tu học và lao động như cái đỉnh ba chân không thể thiếu. Lao động như ăn cơm, học như uống nước, tu như hơi thở và có con người tâm linh để thực hiện ba việc cốt lõi đó.

Ba điều đó là sự cần thiết và quý giá nhất trên cuộc đời, kính mong mọi người hãy nên suy xét quán chiếu cho tường tận để rồi lấy đó làm kim chỉ nam mà luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình và sống có ích cho nhân loại.

Tham khảo thêm : Tại Đây

Lazy kute
21 tháng 5 2017 lúc 9:02

Nếu k làm đc thì lập dàn ý giúp mik nhé, như thế sẽ giúp mik dễ khai triển hơn.

Trịnh Hương Giang
21 tháng 5 2017 lúc 13:16
Cho dù con ở nơi đâu, cũng là con. Nhưng sẽ có người nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt và hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt trước mặt người hiểu được giá trị. Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất, là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào? Trong cuộc đời, bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình, điều gì là quý giá nhất chưa? Nếu chưa tìm ra câu trả lời, bạn hãy cùng tôi đọc câu chuyện giữa tiểu hòa thượng và lão hòa thượng dưới đây nhé! Trên một ngọn núi bên ngoài thành phố nọ có một ngôi chùa cổ. Ngôi chùa cổ nằm giữa những hàng tre trúc xanh mướt và những cây tùng bách cổ thụ, có một vị sư trụ trì nổi tiếng là người đức hạnh và trí tuệ. Một ngày nọ, vị tiểu hòa thượng đến trước mặt vị sự trụ trì và hỏi: “Rốt cuộc, trong cuộc đời của chúng ta, điều gì là quý giá nhất ạ?” Vị sự trụ trì nói: “Con hãy ra sau vườn hoa lấy tảng đá mà ta để ở đó rồi đi xuống chợ ở dưới núi bán. Nếu như có người hỏi, con đừng nói gì mà giơ lên một ngón tay. Nếu như họ có thương lượng trả giá, con cũng đừng bán mà hãy lập tức mang nó về chùa. Ta sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là quý giá nhất!” Sáng sớm ngày hôm sau, tiểu hòa thượng hào hứng ôm tảng đã rồi chạy xuống chợ dưới bán. Khi chợ đông đúc, người đi qua đi lại đều ngạc nhiên hỏi nhau: “Tiểu hòa thượng ngốc, có ai sẽ mua tảng đá này cơ chứ?” Không ngờ một lát sau, có một người phụ nữ trung tuổi đi tới và hỏi: “Tảng đá này bao nhiêu tiền?” Tiểu hòa thượng giơ một ngón tay của mình lên mà không nói lời nào. Người phụ nữ hỏi: “10 đồng sao?” Tiểu hòa thượng lắc đầu, người phụ nữ lại nói: “Vậy là 100 đồng? Thôi được rồi, ta sẽ mua về để muối dưa chua vậy.” Tiểu hòa thượng nghe vậy thầm nghĩ: “Trời ơi, tảng đá không đáng 1 đồng mà có người trả 100 đồng! Trên núi của chúng ta chẳng phải có cả đống sao?” Tiểu hòa thượng nghe lời sư trụ trì, không bán mà ôm đá trở lại chùa và hỏi sư phụ: “Sư phụ, hôm nay có người phụ nữ trả con 100 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sư phụ có thể nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất chưa ạ?”. Vị sư trụ trì nói: “Đừng vội! Sáng ngày mai, con hãy ôm tảng đá này tới trước cửa bảo tàng bán. Nếu có người hỏi, con cứ giơ một ngón tay lên. Nếu như họ trả giá, con đừng bán mà lại ôm đá về. Sau đó, chúng ta sẽ nói chuyện tiếp!”. Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại vui vẻ ôm tảng đá đến trước bảo tàng ngồi bán. Một nhóm người hiếu kỳ vây quanh tiểu hòa thượng rồi xì xào bàn tán: “Một tảng đá bình thường rốt cuộc có giá là bao nhiêu? Chẳng lẽ đây là tảng đá quý hiếm sao?” Lúc này có một người đàn ông từ trong đám đông bước lên phía trước rồi lớn tiếng hỏi: “Tiểu hòa thượng. ngươi bán tảng đá này bao nhiêu tiền?” Tiều hòa thượng lại giống như cũ, giơ một ngón tay lên mà không nói gì. Người đàn ông kia hỏi: “1000 đồng sao? Được, ta mua luôn vì đang cần tảng đá để khắc bức tượng thần.” Tiểu hòa thượng nghe xong, lùi lại một bước, sợ tới mức không nói lên lời. Nhưng tiểu hòa thượng vẫn tuân thủ lời của sư trụ trì, không bán mà ôm đá về: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 1000 đồng để mua tảng đá này. Bây giờ, sự phục đã nói cho con biết được chưa?” Sư trụ trì nghe tiểu hòa thượng nói xong, cười rồi trả lời: “Ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hiệu đồ cổ bán đi. Nhớ lời của ta, đừng bán mà hãy mang nó về. Lúc ấy, ta nhất định sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là giá trị nhất.” Sáng ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại mang tảng đá đến hiệu cầm đồ cổ ở dưới núi. Không ngờ, một người đàn ông đến trước tiều hòa thượng và nói: “Đây là bảo thạch ngàn năm không gặp, tiểu hòa thượng bán bao nhiêu tiền?” Tiểu hòa thượng lại như cũ, không nói gì mà giơ một ngón tay lên. Người đàn ông nói: “10.000 đồng?” Tiểu hòa thượng lắc đầu, người đàn ông lại nói: “100.000 đồng sao? 100.000 thì ta cũng muốn mua báu vật này.” Tiểu hòa thượng nghe xong như không tin vào tai mình, vội vàng ôm tảng đá về chùa và nói với sư trụ trì: “Sư phụ! Hôm nay có người trả con 100.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ, sư phụ đã có thể nói cho con biết được chưa?” Vị sư trụ trì chỉ vào tảng đá, đập vỡ nó và nói: “Thực ra, ta không phải có ý định bán tảng đá này. Sở dĩ ta bảo con làm như vậy vì muốn bồi dưỡng và rèn luyện cho con về khả năng nhận biết được giá trị của bản thân và khả năng lý giải sự việc. Cho dù con ở nơi đâu, cũng là con. Nhưng sẽ có người nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt và hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt trước mặt người hiểu được giá trị. Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất, là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào? Nói ngắn gọn, điều quý giá nhất trong cuộc đời là con có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của bản thân mình.”
Duong Tran Nhat
28 tháng 5 2017 lúc 15:46

Người lao động là quý nhất bởi vì tui đọc trong sách giáo khoa TV cấp 1

Trần Quốc Lộc
31 tháng 5 2017 lúc 17:20

Theo mình thời gian là quý nhất. Vì không có thời gian là không có tất cả. Vũ trũ này sẽ trống rỗng. Vì mọi thú dược hình thành đều cần có thời gian

Kanna Izumi
20 tháng 11 2017 lúc 20:16

Theo tớ, mơ ước là quý nhất, sống mà không có mơ ước, không có tham vọng thì chẳng khác gì 1 con búp bê, 1 ***** giấy không hồn mãi mãi chỉ là con rối làm theo ý người khác

Nguyễn Ngô Minh Trí
22 tháng 11 2017 lúc 20:01

Chị Linh Phương viết hay mà chữ lại đẹp nữa chứ


Các câu hỏi tương tự
Hồng Lâm Tinh
Xem chi tiết
Tuan Tran Ngoc
Xem chi tiết
B.Trâm
Xem chi tiết
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Như Anh
Xem chi tiết
Andree Lê
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Như Anh
Xem chi tiết
Bạch Ân Châu
Xem chi tiết