Thả một viên bi bằng nhôm có khối lượng 200g vào bình lớn chứa 250g nước ở nhiệt độ 35 độ C làm cho nước nóng lên tới 40 độ C.
a. Tính nhiệt lượng mà nước thu vào?
b. Tính nhiệt độ ban đầu của viên bi nhôm?
c. Tiếp tục bỏ thêm viên bi thứ 2 giống hệt viên bi đầu tiên vào bình chứa. Tính nhiệt độ khi xảy ra cân bằng nhiệt.
Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường và bình chứa.
Giúp mình với mai mình thi rồi
a, Nhiệt lượng nước thu vào là :
Qthu = m2.c2.( 40 - 35 )
= 0,25.4200.5
= 5250 (J)
Vậy nhiệt lượng nước thu vào là 5250 J
b, Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có :
Qthu = Qtỏa
<=> m1.c1.(t - 40) = 5250
<=> 0,2.880.(t - 40) = 5250
<=> t - 40 = 29,9
<=> t = 69,9
Vậy nhiệt độ của quả cầu nhôm là 69,9 độ C
Đính chính chút
câu b)
Q tỏa=Q thu
=0,2.880.(t-40)=5250
=> t-40=29,83
=> t= \(69,83^0C\)
Câu c)
Bản chất nó khác ở cái là khi thêm một viên bi nữa thì trog cái bình nước đó đã có cả 1 viên bi cũ và cả nước và đều ở nhiệt độ là 40 độ C
Vẫn là pt huyền thoại
Q tỏa= Q thu
Gọi t' là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt
0,2.880.(69,83-t') = ( 0,2.880+0,25.4200) ( t'-40)
=> 12290,08-176t'=1226t'-49040
=>t' = 43,74\(^0C\)
Chình lại câu b tí xíu
Q tỏa= Q thu
=> 0,2.880.(t-40) = 5250
=> t-40 = 29,83
=> t=69,83 \(^0C\)
c) Cài này là thế này khi bỏ thêm 1 viên nữa thì nhiệt độ cảu viên đầu tiên và nước đag đều ở 40 độ C cả
Thì vẫn là công thức huyền thoại : Q tỏa= Q thu
Gọi t' là nhiệt độ khi cân bằng nhiệt sau khi bỏ thêm viên bi thứ 2
Ta có:
Q tỏa = Q thu
<=> 0,2.880. ( 66,8-t') = ( 0,2.880 + 0,25. 4200).(t' -40)
11756,8-176t' = 1226t'-49040
=> t' = 43,36 \(^0C\)