Trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta bị thương, việc gãy xương đôi lúc cũng xảy ra. Lúc này, chúng ta cần phải đi bệnh viện. Nếu bị gẫy thông thường, điều mà bác sỹ làm là sắp xếp hai đầu xương bị gãy lại với nhau cho đúng vị trí và cố định lại. Việc còn lại là để cho xương tự giải quyết. Thế thì tại sao xương lại có thể tự nối liền được? Bạn có biết không?
Thì ra, ở trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là “màng xương”. Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào xương mới. Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.
Mặc dù, công việc hồi phục sau khi xương gãy là do tự bản thân xương hoàn thành, nhưng chúng ta có thể dùng những kiến thức nắm được để thúc đẩy sự gắn kết của x. Sau khi xương gãy, các bác sỹ thường dùng thanh kẹp và thạch cao để gắn cố định chỗ xương gãy. Thời gian cố định dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố.
Thứ nhất là độ tuổi của người bị thương. Thông thường, tốc độ liền xương bị gãy của thiếu niên, nhi đồng nhanh hơn của người trưởng thành. Bởi vì, thiếu niên, nhi đồng đang ở vào giai đoạn phát triển, tốc độ phát triền của xương nhanh, trong khi đó xương của người trưởng thành không phát triển nữa hoặc phát triển rất chậm. Vì thê, tốc độ liền xương tương đối chậm. Với người già, tốc độ liền xương sau khi gẫy là rất chậm.
Thứ hai là bộ phận xương bị gãy. Tốc độ liền xương bị gãy ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau. Ví dụ, xương ở tay gẫy sẽ liền nhanh hơn xương ở chân. Ngoài ra, vị trí bị gãy trên cùng một xương khác nhau, tốc độ liền xương cũng nhanh chậm khác nhau. Vị trí gẫy càng gần ở hai đầu xương thì tốc độ liền càng nhanh. Nếu như phần bị gãy nằm ở giữa thì tốc độ lại chậm rất nhiều.
Có thể bạn nghĩ rằng, cố định giúp cho xương mau liền, vậy thời gian cố định dài một chút có tốt không? Đương nhiên là không tốt.
Bởi vì, cố định xương trong một thời gian dài, cơ bắp ở chỗ bị gãy không được hoạt động, không được rèn luyện sẽ teo dần. Các khớp xương trở nên kém linh hoạt. Xương đã khỏi nhưng cơ bắp lại không hoạt động nữa. Do đó, nếu bị gãy xương, chúng ta cần phải áp dụng những kiến thức trên một cách chuẩn xác, tích cực điều trị để nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
Ở trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là "màng xương". Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào xương mới. Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.
Trả Lời :
- Khi xương bị gãy các tết bào màng xương ở 2 đầu xương gãy tiến hành phân chia taoh ra các tết bào mới đẩy vào 2 đầu xương gãy và hóa xương giúp xương liền lại :))
- By : Quyết Đỗ
Khi xương gãy, máu chảy ra từ các mạch bị đứt và hình thành khối máu đông --> Xương xốp hình thành ở các vùng gần các mạch máu phát triển, sụn sợi hình thành ở vùng xa hơn --> Mô xương thay thế sụn sợi --> Các tế bào hủy xương dọn dẹp mô xương dư thừa, làm cho phần xương mới có hình dạng như cũ
Vì vậy, xương gãy có thể liền lại được.