Trong phần hai, sau khi đã nêu những tấm gương trung nghĩa của các tướng sĩ trong sử sách và thực tế (ở phần mở đầu), tác giả hướng người tiếp nhận bài hịch vào hiện tình đất nước để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ở mỗi người. Nghệ thuật khích lệ ở đoạn này như sau: - Nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả (đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói). - Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Tác giả dùng cách trò chuyện với giọng chân tình, tha thiết, thể hiện mối quan hệ không chỉ là chủ soái với tì tướng, mà còn là của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng một vận mệnh trước hoàn cảnh đất nước
nêu nội dung và nghệ thuật cuarbaif hịch tướng sĩ