Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Trần Hữu Tuyển

Tác động kinh tế của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TD Pháp ở VN

Nguyễn Anh Thư
1 tháng 1 2018 lúc 11:29

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp bị thiệt hại nặn nề nên chúng đã thi hành chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương trong đó có Việt Nam

+ Về nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp màu trọng tâm là cao su và than

+ Về công nghiệp: mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến

+ Thương nghiệp: đánh thuế nặng hàng hoá các nước nhập vào nước ta

+ Giao thông vận tải: đầu tư phát triển đường sắt xuyên Đông Dương

+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế

⇒ Kinh tế nước ta đã có bước phát triển nhưng do chúng thực hiện những chính sách chia để trị, ngu dân, nô dịch nên nhân dân nước ta vẫn còn nhiều không biết chữ, lạc hậu còn bộ máy nhà nước thì bị thực dân Pháp cai trị

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 12 2017 lúc 17:01

– Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
– Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có bước phát triển.
– Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển
mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
– Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Giang
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Butterfly Xuân Nữ Ngổ Ng...
Xem chi tiết
Phùng Thị Kiều Vân
Xem chi tiết
embe
Xem chi tiết
Gia Hân Nguyễn Trần
Xem chi tiết
nguyễn thu huyền
Xem chi tiết
Magic Music
Xem chi tiết