Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

Phác Chí Mẫn

Tả một loài cây mà em thích. (Mình cần gấp, dài khoảng hơn hai trang vở nha)

nguyen minh ngoc
18 tháng 8 2017 lúc 9:35

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu:

- Đó là cây gì? (Cây bưởi, cây xoài, cây tre, cây dừa, cây gạo,...)

- Loài cây ấy được trồng ở đâu? (ơ miền Bắc, ở vùng rừng núi, ở miền Nam, trong vườn nhà, trong sân trường,...). Nhà em có trồng loại cây ấy không?

II. Thân bài

* Nếu gia đình em có trồng loài cây ấy, nguồn gốc của cây là từ đâu? (Ông nội trồng kỉ niệm ngày em ra đời, bố đi công tác mang cây về trồng,...).

* Miêu tả cây và từ sự miêu tả ấy phát biểu cảm nghĩ:

- Hình dáng của cây như thế nào? Em thích thú với dáng vẻ đó ra sao? (Các loài cây ăn quả thường xum xuê tươi tốt, dưới tán câythường là nơi vui' chơi lí tưởng của trẻ con; những loài hoa thường mảnh mai, duyên dáng đáng yêu,...)

- Tình cảm, niềm thích thú say mê của em đôi với các đặc điểm của cây như lá, hoa,... (chú ý sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để biểu cảm gián tiếp):

+Các loài cây như đa, bưởi, xoài,...; Tán lá rộng như một bầu trời tí hon, hoa tỏa hương thơm dịu mát, quả lấp ló trong vòm lá như chơi trốn tìm,...

+Các loài hoa: Thân mảnh mai như người thiếu nữ, hoa mang những ý nghĩa tốt đẹp (nêu ý nghĩa của loài hoa: hoa đào, hoa mai báo hiệu mùa xuân sang; hoa hướng dương thể hiện sự kiên định, giàu ý chí,...).

- Kể và tả lại vài nét nổi bật trong quá trình sinh trưởng của cây.

Mỗi loài cây có giai đoạn phát triển với những đặc điểm riêng.

Hãy chú ý khai thác những đặc điểm riêng đó. Chẳng hạn, với cây gạo là khi cây đâm chồi nảy lộc, những chồi cây như hàng chục ngọn nến lung linh; với cây bưởi là khi cây nở hoa, hương hoa bưởi ngan ngát nồng nàn...; với những loài hoa là khi những nụ hoa he hé gợi nhiều niềm mong đợi hay khi hoa đã mãn khai rực rỡ,...

*Hồi tưởng một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây và qua đó bày tỏ cảm xúc.

Một loài cây khiến ta yêu quý nhiều khi không chỉ bởi vẻ đẹp của loài cây mà còn bởi những kỉ niệm đã có giữa ta và loài cây ấy. Nên kể về một vài kỉ niệm như vậy để bài viết trở nên sâu sắc hơn. Chẳng hạn, loài cây ấy gắn với kỉ niệm về một người bạn thuở ấu thơ, hai người thường chơi đùa dưới gốc cây; loài cây ấy gắn với tình yêu thương của người thân: bà thường lựa trái ngon nhất là phần cháu, mẹ thường nấu lá bưởi để gội đầu cho con,...

III. Kết bài

Nhắc đến ý nghĩa tốt đẹp của loài cây trong đời sống của gia đình, của quê hương và khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Chẳng hạn, cây gạo / cây đa là biểu tượng cho làng quê thanh bình, yên ả của em, đó là niềm tự hào chung của mỗi người dân trong làng và của em; cây hoa đào / hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân, hạnh phúc, may mắn trong tiềm thức của người dân miền Bắc / miền Nam, em càng yêu cây hơn khi nghĩ đến niềm vui của người thân khi cầm trên tay một cành hoa ấy,...

Bình luận (0)
Lê Dung
18 tháng 8 2017 lúc 9:41

 Không giống như một số loài cây khác, đến mùa thay áo, cây hoa sứ chỉ còn những cành trơ trụi, y hệt như những cánh tay trần của bức tượng nghìn tay nghìn mắt. Thoạt nhìn tưởng như cây đã khô héo.

Nhưng kì thực đó là thời kì lột xác để chuẩn bị cho mùa đâm chồi, nẩy nụ. Sứ có một sức sống kì lạ, có khả năng chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt mà một số loài cây khác không có được. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, trên những cánh tay trần trụi tường như khô héo ấy vô vàn những chồi nhũ ra, lớn dần, lớn dần tạo thành những lá tròn xoe đều đặn. Người ta tưởng như có một bàn tay nào đó kết dính các cuống lá lại quanh một trục. Những chồi non mập mạp vươn cao rồi nó bung ra vô vàn cánh hoa màu tím sắc hồng. Những bông hoa năm cánh xếp lại như hình một cái phễu từ từ xòe ra khoe sắc, đẹp chẳng kém gì bông huệ, bông cúc. Ngắm bông sứ phải ngắm cả chùm bông thưởng thức vẻ đẹp của nó. Em yêu bông sứ không chỉ ở sức sống dẻo dai kì diệu cùa loài cây mà còn ở vẻ đẹp nở thành chùm như một lẵng hoa của thiên nhiên ban phát cho con người vậy.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
18 tháng 8 2017 lúc 9:46

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
18 tháng 8 2017 lúc 10:27

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Bình luận (0)
Đạt Trần
18 tháng 8 2017 lúc 12:53
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả. Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to bằng cái mót ti vi, nhưng dài hơn một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Nhưng trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc. Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả chùm, quả một, quả chùm năm, chùm sáu chia thành những nhánh nhỏ . Quả xoài ăn ngon lắm ! Nước chan hoà, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người. Đứng ngắm nhìn cây xoài đơm hoa kết trái lỗng lẫy dưới ánh trời chiều. Lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc. Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!
Bình luận (0)
Eren Jeager
18 tháng 8 2017 lúc 18:08

Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.

Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.

Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.

Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.

Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
18 tháng 8 2017 lúc 9:35

DÀN BÀI

I. Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu:

- Đó là cây gì? (Cây bưởi, cây xoài, cây tre, cây dừa, cây gạo,...)

- Loài cây ấy được trồng ở đâu? (ơ miền Bắc, ở vùng rừng núi, ở miền Nam, trong vườn nhà, trong sân trường,...). Nhà em có trồng loại cây ấy không?

II. Thân bài

* Nếu gia đình em có trồng loài cây ấy, nguồn gốc của cây là từ đâu? (Ông nội trồng kỉ niệm ngày em ra đời, bố đi công tác mang cây về trồng,...).

* Miêu tả cây và từ sự miêu tả ấy phát biểu cảm nghĩ:

- Hình dáng của cây như thế nào? Em thích thú với dáng vẻ đó ra sao? (Các loài cây ăn quả thường xum xuê tươi tốt, dưới tán câythường là nơi vui' chơi lí tưởng của trẻ con; những loài hoa thường mảnh mai, duyên dáng đáng yêu,...)

- Tình cảm, niềm thích thú say mê của em đôi với các đặc điểm của cây như lá, hoa,... (chú ý sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để biểu cảm gián tiếp):

+Các loài cây như đa, bưởi, xoài,...; Tán lá rộng như một bầu trời tí hon, hoa tỏa hương thơm dịu mát, quả lấp ló trong vòm lá như chơi trốn tìm,...

+Các loài hoa: Thân mảnh mai như người thiếu nữ, hoa mang những ý nghĩa tốt đẹp (nêu ý nghĩa của loài hoa: hoa đào, hoa mai báo hiệu mùa xuân sang; hoa hướng dương thể hiện sự kiên định, giàu ý chí,...).

- Kể và tả lại vài nét nổi bật trong quá trình sinh trưởng của cây.

Mỗi loài cây có giai đoạn phát triển với những đặc điểm riêng.

Hãy chú ý khai thác những đặc điểm riêng đó. Chẳng hạn, với cây gạo là khi cây đâm chồi nảy lộc, những chồi cây như hàng chục ngọn nến lung linh; với cây bưởi là khi cây nở hoa, hương hoa bưởi ngan ngát nồng nàn...; với những loài hoa là khi những nụ hoa he hé gợi nhiều niềm mong đợi hay khi hoa đã mãn khai rực rỡ,...

*Hồi tưởng một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây và qua đó bày tỏ cảm xúc.

Một loài cây khiến ta yêu quý nhiều khi không chỉ bởi vẻ đẹp của loài cây mà còn bởi những kỉ niệm đã có giữa ta và loài cây ấy. Nên kể về một vài kỉ niệm như vậy để bài viết trở nên sâu sắc hơn. Chẳng hạn, loài cây ấy gắn với kỉ niệm về một người bạn thuở ấu thơ, hai người thường chơi đùa dưới gốc cây; loài cây ấy gắn với tình yêu thương của người thân: bà thường lựa trái ngon nhất là phần cháu, mẹ thường nấu lá bưởi để gội đầu cho con,...

III. Kết bài

Nhắc đến ý nghĩa tốt đẹp của loài cây trong đời sống của gia đình, của quê hương và khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Chẳng hạn, cây gạo / cây đa là biểu tượng cho làng quê thanh bình, yên ả của em, đó là niềm tự hào chung của mỗi người dân trong làng và của em; cây hoa đào / hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân, hạnh phúc, may mắn trong tiềm thức của người dân miền Bắc / miền Nam, em càng yêu cây hơn khi nghĩ đến niềm vui của người thân khi cầm trên tay một cành hoa ấy,...

BÀI LÀM

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn ấm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên, phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tấm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu từ vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...

Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cậy bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lòng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thê. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
18 tháng 8 2017 lúc 11:42

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

----

Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Bình luận (0)
Lê Dung
18 tháng 8 2017 lúc 9:40

Gần nhà em có rất nhiều cây. Cây phượng có, cây mai có, cây đa cũng có. Nhưng gia đình em thích nhất là cây… ATM. Hằng ngày, người người đến chăm sóc.

Cây ATM đó thuộc ngân hàng… Nó màu xanh dương, có màn hình và nút để bấm chọn số tiền mình cần. Ngoài ra, nó còn có các chỗ để lấy tiền, chỗ để rút thẻ. Nó rất cao và to, ngày nào đi cùng mẹ em cũng cũng thấy mẹ em khổ sở đứng trên bậc tam cấp để rút tiền.

Em rất yêu quý cây ATM này, vì cây chẳng những cho ra tiền mà còn làm đẹp khu phố nhà em.

Bình luận (1)
Lê Dung
18 tháng 8 2017 lúc 9:41

Chỉ mới có mấy tuần sang xuân mà cây hồng đã đâm được thành một khóm hồng rậm rạp nhiều cành. Thân hồng gầy, xanh đen lốm đốm bạc. Cành hồng thì bụ bẫm non tơ pha sắc hồng tím. Trên cành, mỗi chỗ phình ra là mỗi cái gai sắc nhọn nhú ra như mũi chông. Lá hồng thon thon bên ngoài, viền răng cưa. Những chiếc lá non óng mượt, màu nâu đỏ pha sắc tím. Mặt trên như láng mỡ, mặt dưới như được ai rây một lớp bột tinh khiết mịn màng làm nổi bật những đường gân nhỏ li ti như mạch máu. Những chiếc lá già hơn, trơ cằn và hình như lá nào cũng bị bọn cánh cam ăn mất một vài đốm, khiến chúng bị thủng từng lỗ, trông thật tội nghiệp. Rất nhiều nụ hồng mới ra búp, chúng như những chiếc đèn ngủ được bao ngoài bởi đài hoa xanh biếc. Có búp đã he hé sắc hồng, nửa như muốn giấu, nửa như muốn khoe mình. Một vài nụ đã không thể giấu mình nổi nữa nên rụt rè mở những cánh hồng đầu tiên, e ấp nhìn vạn vật. Những cánh phía trong cuộn chặt lại, ẩn chứa một kho tàng bí mật không cho những chú ong chú bướm khám phá. Một vài đóa hồng khác thì khoe sắc một cách tự nhiên. Các cánh xoè ra hết cỡ, phô bày toàn bộ hương sắc của tạo hóa. Cánh hồng đỏ thắm, mỏng tang, khum khum như bàn tay của nghệ sĩ múa. Ở chính giữa là đốm nhụy, màu vàng tươi, tỏa mùi hương dìu dịu. Chỉ một làn gió nhẹ thổi tới thì tất cả chao động nghiêng nghiêng như những cô gái e lệ làm duyên.

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
18 tháng 8 2017 lúc 9:46

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời..

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
18 tháng 8 2017 lúc 11:41

Mk thích cây tre làng quê nhé !

BẠN ĐANG XEM: Trang chủ → Văn mẫu lớp 7 → Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Văn Mẫu 10/10/2015 0 Comment bai van bieu cam ve cay tre, Biểu cảm về cây tre, cay tre, tả cây tre, văn biểu cảm Đề bài: Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Hướng dẫn lập dàn ý thuyết minh về cây tre

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bình luận (1)
Eren Jeager
18 tháng 8 2017 lúc 18:08

Vườn nhà em có rất nhiều loại cây, tuy nhiên em vẫn thích những loại cây có tỏa bóng mát để mấy đứa trẻ xóm em có thể vui chơi thỏa thích cho mùa hè. Và em vẫn thích nhất là cây bàng.

Cây bàng là loại cây hiếm người trồng ở trong vườn, nó chủ yếu được trồng ở sân trường để che bóng mát. Nhưng em không biết từ lúc em sinh ra đã thấy cây bàng mọc lên từ bao giờ. Cũng không hiểu vì sao em lại thích thú với loại cây này.

Cây bàng nhà em cao và to, tỏa tán rộng xum xuê một góc vườn. Thân cây bàng không to như cây xà cừ, nên chỉ cần một vòng tay ôm là em có thể ôm được cây bàng. Vỏ thân bàng xù xì, có mọc lên nhiều ụ to như những khối u bám chặt không chịu dứt ra. Rễ của cây bàng lan ra rộng xung quanh nhìn như những con rắn khổng lồ bò ngổn ngang trên mặt đất.

Những chiếc rễ đó là nơi để chúng em ngồi vui chơi, độc sách hay nghe người lớn kể chuyện. Em cũng không biết được rễ của cây bàng đâm xuống lòng đất sâu như thế nào.

Lá cây bàng thay đổi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè lá bàng xanh mướt, nhìn lá nào lá nấy to và xanh rất thích mắt. Còn mùa thu và đông thì lá bàng chuyển sang màu vàng rồi màu đỏ và bắt đầu rụng đầy ở gốc cây. Ba em bảo đó là mùa bàng thay lá, khi nào mùa xuân đến thì lá bàng mới bắt đầu đâm chồi, nảy lộc thành những chiếc lá to. Mỗi lần có những cơn gió thổi qua, lá và lá cọ xát vào nhau tạo nên những âm thanh nghe vui tai.

Nhiều người vẫn bảo bàng không có hoa, nhưng thực ra hoa của cây bàng bị che lấp sau lá, những chùm hoa trắng li ti núp thật kín sau những chiếc lá to. Và khi đã đến thời kì thì quả bàng được hình thành. Quả bàng hình bầu dục, có màu xanh thẫm. Khi chín có màu vàng. Đây là loại quả gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ quê em. Quả bàng ăn bùi bùi, thanh thanh rất thích. Nhiều đứa trẻ vẫn giành nhau từng quả bàng vì không phải mùa nào bàng cũng ra nhiều quả.

Mỗi lần dứng dưới cây bàng, em lại thích thú vì nó là loại cây thân thuộc của gia đình em.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Trúc
Xem chi tiết
ha hoang
Xem chi tiết
Lan Phạm
Xem chi tiết
tỷ tỷ
Xem chi tiết
lê ngọc linh
Xem chi tiết
HUYNH NGOC HA
Xem chi tiết
Bunny TiẾn TIến
Xem chi tiết
Con lợn buộc nơ
Xem chi tiết