Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Hoài

Tả cây bàng vào mùa thay lá

Đạt Trần
27 tháng 1 2019 lúc 15:39

Ôi, đã hết mùa hè oi bức rồi, chúng em lại cắp sách đến trường , học tập, nô đùa cùng bạn bè. Mọi vật chung quanh ngôi trường không mấy thay đổi, điều mà làm em chú ý nhất là cây bàng ở trường em nó thật đẹp. Nhìn từ xa nó như một người khổng lồ diện chiếc áo xanh mơn mởn, đung đưa, mỉm cười trước gió thu. Những chiếc rễ cây bàng đâm sâu vào đất, đôi lúc còn có cái nghịch ngợm, len lỏi, trồi lên trên mặt đất như những con rắn vậy. Cái thân to béo đứng sừng sừng giữa trời thu mát mẻ có chút nắng, chịu đựng các loại sâu bọ, côn trùng bám vào. Cành lá thì xum xuê, các tán cây đan xen vào nhau che nắng một khoảng trường. Nhưng, phần che nắng dưới sân vẫn có những đốm nhỏ bởi lẽ , vào mùa nè, là rụng nhiều trên mặt đất, đô che phủ của cây cũng kém đi. Những lớp lá bàng khô dưới mặt đất dày lên, mỗi khi có gió bay tứ tung, vừa bụi nhưng lại rất đẹp. Mùa thu mới chỉ bắt đầu mà sao em mong nó trôi đi thật chậm để em có thể ngắm nhìn cây bàng này mỗi ngày.

vũ tiến đạt
27 tháng 1 2019 lúc 15:36
1.Mở bài:. Giời thiệu cây bàng + quang cảnh sân trường
- Sân trường em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây bàng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
2. Thân bài:

Miêu tả bao quát cây bàng
- Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
- Thân cây có sần sùi không?
b. Miêu tả cây bàng trong 4 mùa
+ Mùa hè
- Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc ta to tròn, đợi chờ HS đến,
+ Mùa thu
- Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là bàng, ....
+ Mùa đông
- lá bàn rụng, chỉ còn tơ lại thân cây
+ Mùa xuân
- Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,...
4. Kết bài: Kỉ niệm với cây bàng
Pham Thuy Tien
27 tháng 1 2019 lúc 15:37

Mùa hạ vừa đi qua thì mùa thu cũng đã kịp đến, mùa thu về mang theo tiết trời ấm áp, ánh nắng rất nhẹ, không gay gắt như cái nắng hè. Em thích tiết trời của mùa thu vì nó mang đến cho mọi người cảm giác rất dễ chịu, những cơn gió thổi nhẹ nhàng, khoan thai hơn. Tuy nhiên, mùa thu là mùa tàn úa, cây bắt đầu rụng lá, thay đi hết những chiếc lá già để chuẩn bị cho một mùa xuân bắt đầu đâm chồi, nảy lộc những chiếc lá tươi mới.

Trước sân trường em trồng rất nhiều những cây bàng, thân cây cao lớn, tán lá rộng, cành lá xum xuê , xanh tốt rợp bóng cả một góc sân trường.

Mùa thu đến, những chiếc lá bàng xanh bắt đầu vàng úa, rụng dần. Cây bàn, không còn xanh tốt, xum xuê như trước nữa.Những chiếc lá cứ rụng dần, rụng dần đến khi cành cây trơ trọi, không còn chiếc lá nào. Những quả bàng cũng già dần, mất đi sắc xanh vốn có mà ngả sang màu nâu vàng, bàng rụng xuống sân trường tạo nên những âm thanh lộp độp.

Mỗi khi có cơn gió, dù rất nhẹ thổi qua cũng làm những chiếc lá đỏ vàng rơi lả tả, những chiếc lá rụng rơi đầy một góc sân trường, bay xào xạc khắp nơi.

Nhặt những chiếc lá rụng, tung lên cho bay trong gió, hay nhặt những quả bàng khô để chơi chắt, chơi hòn là những trò chơi rất thú vị của đám học sinh .

Chúng em tụ tập thành từng nhóm ba đến bốn người, “đại bản doanh” là dưới gốc cây bàng, chúng em phân công nhau đi nhặt quả ở xung quanh bồn cây, sau đó tập hợp lại để cùng nhau chơi. Những quả bàng khô rất nhẹ và vừa tay nên khi chơi xóc hòn, chúng em sẽ không bị đau tay như khi dùng những viên đá. Trò chơi từ những quả bàng cũng rất đa dạng, có khi chúng em chơi xóc hòn, có khi chơi ô ăn quan, nhảy ô… trò nào cũng rất thú vị, chúng em chơi rất vui vẻ.

Một trò chơi nữa mà chúng em cũng rất hay chơi khi những chiếc lá rụng xuống, đó là trò chơi bắt lá. Chúng em sẽ đứng ở dưới gốc cây, khi lá rụng thì chúng em sẽ chạy theo, bắt lấy những chiếc lá, nếu lá rơi xuống đất rồi thì chiếc lá ấy sẽ không được tính điểm. Sau khi trò chơi kết thúc, nếu ai bắt được nhiều lá nhất thì người đó sẽ là người chiến thắng.

Lá bàng rụng nhiều cũng làm các cô lao công bận rộn, tất bật hơn với công việc của mình. Sân trường có khi vừa được các cô dọn sạch sẽ thì những cơn gió lại làm rơi xuống rất nhiều lá mới, sân trường luôn được bao phủ bởi lá rụng.

Những chiếc lá bàng đỏ phủ kín sân trường làm cho sân trường rất khác lạ, như mặc trên mình một chiếc áo mới đầy màu sắc.Khi có ánh nắng chiếu vào, những chiếc lá càng trở lên rực rỡ, bắt mắt đến lạ kì. Những chiếc lá bị thổi tung bay trong gió trông rất đẹp, như những bông tuyết rơi vậy. Nhưng những bông tuyết này lớn hơn, nhẹ hơn, không hề giá lạnh và màu sắc cũng rực rỡ hơn.

Khung cảnh sân trường được bao phủ bởi lá bàng tuy rất đẹp, có phần thơ mộng, lãng mạn nhưng mỗi khi ngước tầm mắt nhìn lên thân cây trơ trọi lá thì em lại cảm thấy rất buồn và có chút xót xa.

Mỗi lần có gió thổi làm rụng lá, những cành cây trơ trọi, xơ xác lại khe khẽ đung đưa như muốn nói lời li biệt với những chiếc lá. Những chiếc lá thì bay chầm chậm trong không trung trước khi đáp xuống mặt đất như tiếc nuối, lưu luyến nơi mà nó đã sinh ra, lớn lên, cũng là nơi nó rụng xuống, nói lời tạm biệt cuối cùng với cây. Khung cảnh mùa thu tuy đẹp nhưng sao thật buồn, những mất mát vẫn in dấu trên từng cảnh vật.Cây bàng không còn lá làm em thấy nó thật trống trải, như thiếu vắng gì đó rất quan trọng, cảm giác rất lạ lẫm, mất mát.

Những chiếc lá rụng hết, cây bàng xơ xác như vừa trải qua một trận bão lớn vậy, sự sống bị hút sạch, không còn tràn đầy sức sống khi mới vào mùa hạ nữa. Những cành cây đơn độc một mình chống chọi với những cơn gió và cơn mưa mùa thu.

Tuy nhiên, cây bàng rụng lá không phải tình trạng kiệt quệ, suy yếu của cây mà là một quy luật tất yếu của tự nhiên, của đất trời. Năm nào cũng vậy, cứ hễ thu về là cây bàng lại bắt đầu trút hết lá, tình trạng này sẽ kéo dài cho đến hết mùa đông lạnh giá, để khi bước vào mùa xuân, khi những hạt mưa xuân rơi xuống thì cây bàng lại bắt đầu sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc, những chiếc lá mới sẽ lại được mọc ra xanh tốt. Cây bàng một lần nữa khoác lên mình bộ quần áo mới rực rỡ hơn, tươi tốt hơn ; sức sống được hồi sinh mạnh mẽ, nhựa sống lại căng tràn trong từng tán lá. Diện mạo của cây bàng lại trở lại hình ảnh xanh tốt, tán rộng,cành lá xanh mướt như ngày nào.

Mùa thu làm cho cây bàng rụng lá, nhưng khi mùa đông qua đi thì sức sống của nó lại được hồi sinh, cây bàng mang trong mình một sức sống tiềm tàng thật mạnh mẽ, sức sống ấy làm nó có thể chống chọi với cả một mùa đông lạnh lẽo để tiếp tục sinh sôi. Có lẽ, lá rụng là khi cây bàng ấp ủ trong nó những nguồn sống mới dạt dào, mạnh mẽ hơn. Khi những chiếc lá mới nảy mầm là khi nó chứng minh được sức sống mãnh liệt, kì diệu của mình.

Thảo Phương
27 tháng 1 2019 lúc 20:09

I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
+ So sánh
+ Nêu giả thiết
+ Nêu cảm xúc về mái trường đang học
- Nêu đối tượng miêu tả: Cây bàng ở trường em qua bốn mùa thay lá
II. Thân bài
1. Cây bàng vào mùa xuân
- Tả qua tiết trời mùa xuân
- Tả cây bàng:
+ Chồi non
+ Tán lá
+ ...
2. Cây bàng vào mùa hè
- Tả qua tiết trời mùa hè
- Tả cây bàng
+ Thân
+ Tán lá
+ Lá
+ ...
- Tả hoạt động của học sinh dưới gốc bàng
- Nỗi buồn của bàng khi phải chia tay học sinh nghỉ hè
3. Cây bàng vào mùa thu
- Tả qua tiết trời mùa thu
- Tả cây bàng
+ Sắc lá
+ Quả bàng
+ Hoa bàng
+ ...
- Niềm vui của bàng khi đón học sinh tựu trường
4. Cây bàng vào mùa đông
- Tả qua tiết trời mùa đông
- Tả cây bàng
+ Sắc lá (vàng -> xanh -> đỏ)
+ Lá rụng, cành trơ trụi
+ ...
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ


Các câu hỏi tương tự
Phạm Bích Phượng
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Trâng Phương Nga
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết