Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Đặng Anh Thư

sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền diễn ra như thế nào ?

Nguyễn Minh Anh
30 tháng 4 2016 lúc 10:25

a/ Triều đình nhà Lê: 
-Vua quan chỉ lo hưởng lạc không 
quan tâm đến việc nước. 
-Xây dựng lâu đài, cung điện tốn 
kém. 
-Nội bộ triều đình rối loạn, đánh 
giết lẫn nhau tranh giành quyền 
lực. 
b/ Các cuộc khởi nghĩa: 
-Đời sống nhân dân hết sức cơ cực 
-Mâu thuẫn giữa nông dân với địa 
chủ, giữa nhân dân với nhà nước 
phong kiến gay gắt. 
-Trần Tuân (1511) ở Hưng Hóa, 
Sơn Tây đến Từ Liêm ( Hà Nội) 
-Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở 
Nghệ An đến Thanh Hóa 
-PhùngChương (1515) ởTam Đảo 
-Trần Cảo (1516) ở Đông Triều 
(Quảng Ninh) 
Trần Tuân 1511 
Phùng Chương 1515 
Lê Hy, Trịnh Hưng 1512 
* Bạn có thể nói thêm là vào thời kì này nhận thức của vua và quan kém => con đường ko đúng đắn 

Về phía vua Quang Trung 
Lịch sử đã cho thấy mưu trí Trời cho Nguyễn Huệ để phá tan cường địch nhà Thanh. Trong trận đánh Ngọc hồi vào tờ mờ sáng ngày mồng năm tháng giêng năm 1789, quân Tàu địch không nổi, xôn xao tán loạn, xéo lẫn nhau mà chạy. Quân Nam thừa thế đánh tràn đi, lấy được các đồn. 

Để tạo chính nghĩa thu phục nhân tâm và tạo thế chính đáng cho việc xưng vương, nắm quyền trị vì muôn dân, những sự kiện sau đây đã chứng tỏ vua Quang Trung có thiên tài về chính trị: 

- Một là sau khi đem quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ vẫn tôn vua Lê. Sử gia Trần trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy". 

- Hai là khi đem quân ra Bắc hà diệt Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, vẫn không dứt nhà Lê, đặt Giám đốc để giữ gìn tông miếu tiên triều. Theo sử gia Trần Trọng Kim "Như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc". 

- Ba là trước khi đại phá quân Thanh ,vua Quang Trung đã có ý định hoà hoãn với cường quốc phương Bắc và sau đó đã thực hiện việc triều cống và xin phong vương, do biết lượng sức và tính đến sự lợi hạị cho quốc gia và thần dân. Trước khi tiến vào Thăng long, Vua Quang Trung đã nói rõ ý định với tướng sĩ rằng: "..Chúng là nước lớn gấp 10 lần nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta làm sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này ta phải nhờ Thì Nhiệm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Ðợi mười năm nữa nước ta dưỡng được sức phù cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa." (5) Sau khị đại thắng quân Thanh, Vua Quang Trung đã thực hiện ý định vừa kể bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An , Hoà Thân ...) để vua Thanh chấp nhận cầu phong của vua nước Nam, vừa giữ được thể diện trước văn võ bá quan (cho người đóng vai Quang Trung giả qua triều yết vua Thanh...) 

- Bốn là mặc dầu đã được sắc phong của nhà Thanh, nhưng vua Quang Trung vẫn hành xử theo cách Hoàng Ðế, lập công chúa Ngọc Hân con vua Hiến Tông nhà Lê làm Bắc cung Hoàng hậu, tin dùng các cựu nhân tài cận thần nhà Lê. 

Tóm lại như lời nhận định của sử gia Trần Trọng Kim về vua Quang Trung: "Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng .. ." 

Ðọc lịch sử ai cũng biết là mặc dầu vua Gia Long có công thống nhất đất nước, và đối với Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn bị coi là kẻ thù đến độ sau khi diệt được nhà Tây Sơn, Gia Long đã có những hành vi trả thù tàn tệ và bất nhẫn. Thế nhưng, vua Quang Trung vẫn được lịch sử và nhân dân Việt Nam mãi mãi coi là vị Ðại Anh Hùng Dân Tộc, còn Gia Long thì không... Ðiều này cho thấy tính khách quan của lịch sử và sự đánh giá công tội của các vì vua và triều đại rất công minh. 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần An Thanh
30 tháng 4 2016 lúc 13:23

Vào thế kỉ 16, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực lên ngôi và nhà Lê đã suy yếu dần

- Vua quan ko chăm lo đến việc nước, chỉ hưởng lạc, hoang dâm vô độ, xây dựng lâu đài tốn kém

- Triều đình rối loạn, chia bè kéo cánh, chém giết lẫn nhau

=> Đời sống nhân dân cực khổ, xã hội mâu thuẫn

=> Đẩy đất nước vào sự suy yếu  

Bình luận (0)
Đặng Anh Thư
30 tháng 4 2016 lúc 10:48

sao noi dung dai qua vay

Bình luận (0)
Lan Anh
9 tháng 5 2016 lúc 18:15

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

- Nội bộ nhà Lê chia bè kéo cánh:

 + Dưới triều Lê Uy Mục: quý tộc ngoại thích nắm mọi quyền hành, giết hại công thần, tôn thất nhà Lê.

 + Dưới triều Lê Tương Dực: tướng Trịnh Duy Sản gây phe phái mới, đánh nhau liên miên suốt 10 năm.

Bình luận (0)
Tuân Trần
23 tháng 3 2017 lúc 19:10

cho mình hỏi là:sự suy yếu của nhà nước ở thế kỉ 16 và 17

Bình luận (0)
༺Kyubi ༒ Kami༻
10 tháng 5 2018 lúc 17:09

Đàng ngoài:

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán

*Nguyên nhân:

+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.

+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.

*Nguyên nhân:

+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng

+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

CHÚC BẠN HỌC TỐT! vui

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
marathon shukuru
Xem chi tiết
hieu
Xem chi tiết
Lê Phương Thùy
Xem chi tiết
Lê Hà Vy
Xem chi tiết
Nụ ChiBi Đàm
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Thị Bích Thủy
Xem chi tiết
Trần Ngọc Tú
Xem chi tiết