Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
mini seri

qua bài thơ sau phut chia li và bánh trôi nước hãy trình bày suy nghĩ của em về người phụ nữ xã hội phong kiến

Giúp mk vs mk cần gấp lắm!

Lương Huyền Ân
15 tháng 11 2018 lúc 12:59

Người phụ nữ phong kiến xưa đẹp đoan trang, đài các tựa ngọc tựa ngà, yểu điệu như mây trời, thắm thiết như lụa óng… Nét đẹp nổi bật trong bút pháp ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du khiến cho người ta say, người ta kính.

Người phụ nữ phong kiến không chỉ là những bông hoa đẹp, họ còn tỏa hương thơm. Thúy Vân, Thúy Kiều hay nàng Tố Như của thơ Nguyễn Du đều là những người con gái tài năng rất mực.

Nhưng còn đáng quý hơn, bên cạnh vẻ đẹp thể chất và tài năng, người ta yêu cái tâm hồn của những người phụ nữ phong kiến xưa. “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có đoạn:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ đảm đang, trung hậu, thủy chung, son sắt. Người phụ nữ với “tấm lòng son” thơm thảo như cô Tấm, trung liệt như Thúy Kiều, vị tha như Thúy Vân… Người phụ nữ giữ mãi tấm lòng trinh bạch, dù có rơi vào bể khổ thế nào họ vẫn không biến chất.

Song song vẻ đẹp người phụ nữ lại chính là thân phận của họ. Buồn thay! Thân phận người phụ nữ gắn liền với sắc vóc và tâm hồn ấy lại chịu số kiếp chảy trôi theo quy luật “hồng nhan bạc mệnh”. Người ta cứ ngỡ Thúy Vân với nét đẹp và tấm lòng phúc hậu kia sẽ được hạnh phúc. Nhưng nào ai thấu! Thúy Vân cũng là kẻ trong cảnh gia đình li tán, phải gánh “mối duyên thừa” của Thúy Kiều, đến cuối đời dứt lòng trả “tình yêu” và Kim Trọng cho chị. Thúy Vân nào có hạnh phúc? Nghe chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, thoạt đầu ta còn tưởng Vũ Nương sẽ hạnh phúc với gia đình chồng giàu sang, chồng yêu, mẹ chồng quý, con cái ngoan ngoãn. Rốt cục, nàng vẫn phải tự oán “kẻ mệnh bạc này duyên phận hẩm hiu” rồi gieo mình tự vẫn trong uất ức. Người ta vui vì nàng được giải oan ở cuối chuyện. Nhưng, điều đó có nghĩa lí gì khi sự thật rằng nàng đã chết! Nguyễn Dữ không thể để Vũ Nương “sống lại”, vì nó làm sai trái đi hiện thực cuộc sống phũ phàng. Nguyễn Dữ chỉ có thể gửi lại sau màn khói hương mờ đàn tế hồn oan Vũ Nương một thông điệp: người phụ nữ cần được nâng niu và trân trọng.

Tóm lại, hình ảnh người phụ nữ phong kiến được soi chiếu qua các tác phẩm văn học không chỉ hội tụ tại vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn mà còn là thân phận bèo bọt, đầy rẫy bi kịch dưới chế độ bạo tàn, bất công. Mỗi khi đọc thêm một tác phẩm văn học mới, tôi lại yêu và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hơn.

Lương Huyền Ân
15 tháng 11 2018 lúc 13:08

Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi.

Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong XH

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi, ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước)

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Riêng bản thân tôi, được sinh ra trong một xã hội văn minh, bình đẳng và không tận mắt chứng kiến những điều đó nhưng qua thơ văn đã giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về người phụ nữ xưa và càng trân trọng họ hơn. Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở.

Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên.

Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, 2 lần làm lẽ nhưng cả 2 lần đều ngắn ngủi nên bà rất hiểu và đồng cảm với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng…Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà không ai dám lên tiếng. Hồ Xuân Hương vạch cho con người thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng. Họ là thứ làm mướn không công và để thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ phong kiến.

Nhà thơ nói về thân phận của người phụ nữ làm lẽ nhưng đồng thời đó cũng là cảnh ngộ của bản thân bà.

Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.

Nhưng có lẽ, chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc.

Chinh phụ ngâm khúc là một sáng tác văn chương xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cả khúc ngâm là nỗi sầu nhớ thương vời vợi của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu ấy đậm đặc ngay từ sau phút chia li:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bên Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngất một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người chồng chia tay vợ lên đường chinh chiến (một cuộc chinh chiến vô nghĩa đối với họ), người vợ trở về một mình trong cô đơn, buồn tủi:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Chao ôi, có sự chia tay nào xót thương hơn thế, có sự ngăn cách nào khắc nghiệt hơn thế. Cả một nỗi sầu chia li nặng nề đă phủ lên khí trời, sắc núi:

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Sự đoái trông của người vợ trẻ thật tội nghiệp. Nàng muốn níu giữ lại mà hình bóng người chồng cứ xa dần, để rồi chỉ còn lại là không gian xa thẳm. Giữa khung cảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh, người vợ càng trở nên lẻ loi, cô quạnh. Sự chia li từ chỗ mới chỉ là cách ngăn, chẳng mấy chốc đã tăng lên nhanh chóng cả về không gian và. tâm trạng:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Từ câu Chàng thì đi cõi xa- Thiếp thì về buồng cũ đến Chốn Hàm Dương-Bến Tiêu Tương rồi lại Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương, thì sự ngăn cách đã lên đến mấy trùng, như mấy trùng nỗi nhớ thương sầu muộn trong lòng người chinh phụ.

Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót bởi cái cảnh người thì tận chốn Hàm Dương, kẻ thì mãi Bến Tiêu Tương.

Cái tên Hàm Dương - Tiêu Tương (dù là được dùng theo bút pháp ước lệ của văn chương cổ điển) vẫn còn là những địa danh để người vợ có ý niệm về độ xa cách, nhưng đến bốn câu thơ tiếp theo thì cả ý niệm ấy cũng không còn, sự xa cách đã đến cực độ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Trong cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông đến khôn cùng, nỗi sầu chia li của người vợ đã trở thành khối sầu, núi sầu chất chồng, đè nặng cả trái tim và tâm hồn nàng, để rồi sau đó sẽ theo nàng về chốn buồng cũ, đè nặng lên cuộc sống mòn mỏi ngóng trông đến hóa đá của nàng.

Tình cảm vợ chồng và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ thật mãnh liệt, nó làm lay động tâm thức bao thế hệ bạn đọc.

Chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả một cách xúc động đến thế.

Lương Huyền Ân
15 tháng 11 2018 lúc 13:14

Mười hai câu song thất lục bát với giọng điệu lâm li, vừa bùi ngùi xót xa cho chính mình, vừa vời vợi nỗi sầu nhớ thương, đọc xong rồi cứ ám ảnh mãi. Người chinh phu và người chinh phụ còn trẻ tuổi, đang trong tình vợ chồng gắn bó yêu thương bỗng vì đâu mà ra nông nỗi:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Chàng thì đi - Thiếp thì về, hai hình ảnh tương phản nhau như hình sự ngăn cách nghiệt ngã. Dường như người vợ cũng cảm nhận thấm thía điều đó. Và nỗi sầu đã nhuốm cả không gian:

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh

Ngàn núi xanh đã chia cách họ mà tâm lòng nhớ thương vẫn cứ đau đáu dõi về nhau:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Từ Chốn Hàm Dương- Bến Tiêu Tương đến khói Tiêu Tương- Cây Hàm Dương thì sự xa cách đã lên đến mấy trùng, cũng như nỗi sầu đã dâng lên trùng trùng lớp lớp trong lòng người chinh phụ:

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Càng dõi trông theo chồng, ước mong gặp mặt càng trở nên vô vọng. Còn đâu bóng dáng của người chồng thân yêu? Chỉ còn những ngàn dâu xanh xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời như nỗi bi thương vô vọng không biết đến tận bao giờ:

Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Câu nghi vấn như một nốt nhấn làm hằn sâu nỗi sầu chất chứa trong lòng người chinh phụ một khối sầu càng lắc càng đầy. Cả một khối sầu nặng trĩu trong lòng người vợ trẻ tội nghiệp và đè nặng tâm can người đọc. Trong câu thơ dường như có cả tiếng nấc nghẹn ngào uất ức của người vợ. Vì đâu mà dẫn đến nỗi sầu nghịch chướng, oái oăm này? Vì đâu mà người chinh phụ phải đi vào cõi xa mưa gió, còn người chinh phụ trở về buồng cũ chiếu chăn vò võ một mình? Chiến tranh thật là tàn nhẫn.

Nhà thơ không chỉ nhận thấy, mà còn nghe thấy cả tiếng lòng sâu thẳm của người vợ trẻ và thể hiện nó một cách chân thực qua những sáng tạo nghệ thuật tài hoa và điêu luyện. Chưa bao giờ có trong văn học Việt Nam, nỗi sầu chia li và tiếng lòng của người phụ nữ lại được thể hiện một cách sâu đậm đến thế.

Mười hai câu song thất lục bát trở thành tiếng nói chung cho cảnh biệt li của tất cả những cặp vợ chồng (Hoàng Xuân Hãn) và in dấu ấn trong tiềm thức của tất cả những ai yêu văn chương cổ điển Việt Nam



Thảo Phương
15 tháng 11 2018 lúc 13:30

Gợi ý:

Đề tài về người phụ nữ luôn được phản ánh rõ nét trg dòng chảy vhoc từ xưa đến nay , với những số phận , vẻ đẹp và cung bậc tcam khác nhau . Vhoc ở thời đại nào thì đề tài người phụ nữ luôn có sức lôi cuốn thi nhân như chính sự hấp dẫn của nữ giới trg cuộc sống chúng ta vậy . H/ảnh người phụ nữ hiện lên trg v/bản " những câu hát than thân , bánh trôi nước và đoạn trích sau p' chia li " là những người có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời .

Trg kho tàng v/học dân gian VN , cùng với các thể loại khác ca dao ra đời không chỉ diễn tả tâm hồn , tư tưởng t/cảm của n/dân mà còn là t' hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa cay đắng của người phụ nữ , đặc biệt là ng' phụ nữ trg x/hội cũ . ................................................

ĐÂY MỚI LÀ MỞ BÀI VÀ CÂU MỞ CỦA THÂN BÀI THÔI

Lương Huyền Ân
15 tháng 11 2018 lúc 13:11

câu dưới ý bn


Các câu hỏi tương tự
Đinh Gia Kiệt
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Tiến Dũng Lê
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Khuất Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Nhân2k9
Xem chi tiết