Hướng dẫn soạn bài Khi con tu hú - Tố Hữu

Trần Mai

Qua 6 câu thơ đầu em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh đất trời vào hè của tác giả? Em cảm nhận được những gì về cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng? - Chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong 4 câu thơ cuối? Tác dụng? Em cảm nhận được điều gì đang diễn ra trong lòng người tù cách mạng?

Lê Thị Hải
30 tháng 3 2020 lúc 20:03

Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng

- Bắt đầu là tiếng tu hú gọi bầy, âm thanh gợi cuộc sống sôi động và náo nức ở bên ngoài song sắt.

- Hương vị: “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần” -> hương thơm thân quen.

Từ “đang”, “dần” là những từ chỉ bước đi của thời gian, gợi ra sự sống đang lên hương, đang vận động đến độ đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất.

- Âm thanh: “ve ngân”, “sáo diều” -> du dương, sôi động, rộn ràng.

- Màu sắc: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào” -> vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của quê hương

- Bầu trời được miêu tả bằng ba tính từ “xanh”, “cao”, “rộng” kèm theo cặp từ tăng tiến “càng… càng” cho nên càng làm nổi bật sự tung hoành, ngang dọc của đôi con diều sáo. Sở dĩ không gian khoáng đạt bao la ấy được đặc tả bởi nó hoàn toàn đối lập với không gian tù ngục chật hẹp, bức bối của cảnh tù đầy. Không gian ấy được vẽ lên trong khát khao, trong mong ước bởi thế nó đã cao càng cao, đã bao la càng bao la. Nó là khát vọng tự do cháy bỏng.

- Bức tranh sinh động tràn trề nhựa sống với vẻ đẹp bình dị thân quen. Cảnh vẽ lên từ tình cảm tha thiết, cháy bỏng, yêu cuộc sống nồng nàn của tác giả.

- Hình ảnh thơ lãng mạn, tươi tắn. Cảm nhận tinh tế thông qua nhiều giác quan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Hải
30 tháng 3 2020 lúc 20:04

Bốn câu cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng

- “Nghe hè dậy”: cảm nhận bức tranh mùa hè bằng cả tâm hồn rạo rực, náo nức. Nhưng cũng chính bức tranh hè ấy làm nên ngọn lửa như thiêu đốt, như dằn vặt cháy bỏng thôi thúc tác giả vươn tới cuộc sống tự do ngoài song sắt.

- Thông qua những động từ mạnh và tính từ “ngột”, “chết uất”, “đạp tan phòng”: tâm trạng được đẩy lên càng lúc càng cao độ là khát vọng cởi trói, là sự ngột ngạt, uất ức không cam chịu, là ý chí được hành động.

- Cách ngắt nhịp:

+ “Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”: Câu thơ ngắt nhịp 6/2 tạo nên sự bức bối, bực bội, bi thiết.

+ “Ngột làm sao, chết uất thôi”: Câu thơ ngắt nhịp 3/3 khiến cảm xúc như dồn nén, bật ra tuôn trào.

- Tiếng chim tu hú:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Thùy Trang
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Chiến Gea
Xem chi tiết
Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Kam Art
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Thành
Xem chi tiết
Kam Art
Xem chi tiết