Hướng dẫn soạn bài Điệp ngữ

ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT

Phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học mà em yêu thích

Nguyễn Linh
29 tháng 11 2017 lúc 20:45

Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

“Cỏ cây chen là đá cheo hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom” khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiến kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắm lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi qua đèo ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 20:46

Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với nhữung kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ – những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
29 tháng 11 2017 lúc 20:46

Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du với hơn 3000 câu thơ lục bát. Nguyễn Du được xem là người có vốn ngôn ngữ phong phú và chữ “tâm” rất sáng. Ông được yêu quý không phải vì kiệt tác Truyện Kiều mà còn ở nhân phẩm, cốt cách con người của ông. Nguyễn Du để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.

Nguyễn Du – một bậc thầy của ngôn ngữ trong văn chương. Truyện Kiều là minh chứng cho điều này. Để sáng tác được một tác phẩm thơ đồ sộ như thế cần phải có một tài năng thiên bẩm, được trau dồi và rèn giũa qua một quá trình dài. Đó là sự nỗ lực cống hiến cho văn học, cho niềm đam mê. Nguồn ngôn ngữ mà Nguyễn Du thể hiện trong Truyện Kiều giống như “thiên từ điển” giúp cho người đọc có thêm nhiều phát hiện thú vị nhất

Truyện Kiều kể về cuộc đời của tuyệt sắc giai nhân Thúy Kiều với nhiều nước mắt và bất hạnh. Nguyễn Du đã rất kỳ công để xây dựng nên hình tượng điển hình cho vẻ đẹp thời bấy giờ, một Thúy Kiều vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nỗi gian nan mà nàng phải trải qua đằng đằng suốt bao nhiêu năm trời. Người đọc sẽ nhận ra 15 năm Kiều lưu lạc nhân gian với bi thương rất nhiều cũng chính là 15 năm lưu lạc nơi quê vợ của Nguyễn Du. Ông cũng đã phải trải qua những năm tháng cơ cực, bần hàn nhất. Có lẽ vì lý do này mà ông đã thổi hồn vào từng câu chữ một cách tinh tế và nhuần nhuyễn như vậy.

Truyện Kiều không những là kiệt tác đồ sộ của văn học Việt Nam mà nó còn được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sức ảnh hưởng của Truyện Kiều đã khiến cho Nguyễn Du trở thành “đại thi hào”. Điều này thực sự xứng đáng với một con người cống hiến hết mình cho nghệ thuật như Nguyễn Du.

Để viết được một kiệt tác làm rung động lòng người và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống như vậy, chắc chằn rằng Nguyễn Du phải là người am hiểu được nỗi khổ cùng cực của con người trong xã hội phong kiến thời bất giờ. Đặc biệt là thân phận rẻ mạt, hẩm hiu của người phụ nữ, tài hoa nhưng bị chà đạp, vùi dập.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm trong truyện Kiều chính là tấm lòng, là sự tha thiết đòi công bằng cho một con người. Tấm lòng, chữ tâm bao la của Nguyễn Du đã khiến những câu chữ cũng trở nên bật khóc. Lời thơ cũng chính là tiếng khóc, tiếng kêu than cho Nguyễn Du đối với một kiếp người.

Ông đã gieo vào lòng người đọc niềm ai oán, thống khổ của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Tiếng kêu cứu của họ dường như mãi ở sâu dưới đáy giếng, không ai thấu, không ai hiểu. Nguyễn Du đã khóc cùng nhân vật của mình, họ đau bản thân ông cũng đau rất nhiều. Có những lúc đọc truyện Kiều có cảm giác như câu chữ như vỡ ra, lòng đau thắt.

Nguyễn Du – một con người có trái tim nhân hậu và tình yêu thương bao la. Đây chính là nhân tố làm nên sự thành công của Truyện Kiều. Dù ra đời từ lâu nhưng cho đến bây giờ Truyện Kiều vẫn chưa bao giờ thôi gợi lên niềm xót thương cho người đọc. Chữ tâm, chữ tình của tác giả như hòa quyện vào trong nỗi đau và niềm xót thương đối với một kiếp người.

Hơn hết Nguyễn Du đã làm tròn bổn phận của một người có thể truyền được tình cảm đến người đọc. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc. Ông khiến những ai tiếp xúc với Truyện kiều đều mang trong mình lòng trắc ẩn cho con người trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy.

Nguyễn Du thực sự là tác giả để lại sự yêu mến vô bờ đối với độc giả. Đọc Truyện Kiều, người đọc hiểu một phần nào cuộc đời nổi trôi của ông và càng khâm phục hơn nữa nghị lực của ông, của chính nhân vật.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
29 tháng 11 2017 lúc 20:48

Cảm nghĩ bài " bạn đến chơi nhà " :

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Bình luận (2)
Hoàng Xuân Mai
10 tháng 12 2017 lúc 8:50

LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

 

PHẦN CHUẨN BỊ :

CHọn bài : Cảnh khuya

1.Tìm hiểu đề, tìm ý :

a.-Đọc bài thơ, có thể thấy cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc rất đẹp, nên thơ, trữ tình. Nét đẹp ấy bình dị, gần gũi, lại có nét cổ điển.

-Tình cảm của bác :Qua bài thơ, có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tư tưởng của Bác : tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước. Tâm hồn của người thi sĩ thống nhất với tư tưởng của người chiến sĩ.

=>Chất nghệ sĩ và chiến sĩ tạo nên phong cách riêng của Hồ Chí Minh.

b.Chi tiết gây chú ý và hứng thú :

Đó là hình ảnh chưa đựng trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.

=>Hình ảnh có sức gợi và phong phú. Mang nét đẹp cổ điển, rất hài hòa.

c.Qua bài thơ, đầu tiên có thể nhận thấy Bác là người có tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên sâu sắc. Bác cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.Nhưng ở Bác, không chỉ có tình yêu thiên nhiên, mà tình cảm lớn lao nhất, là tình yêu dành cho đất nước. Bác ngắm cảnh thiên nhiên, nhưng cũng không quên đi nỗi lo vận mệnh dân tộc. Tương tự, Bác lo cho đất nước, nhưng cũng không vì thế mà từ chối, bỏ qua sự hiện hữu của thiên nhiên => Tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước hòa quyện. Tâm hồn Bác là sự thống nhất giữa thi sĩ và chiến sĩ.

2.Dàn bài

MB :

-Giới thiệu về tác giả và bài thơ Cảnh khuya.

TB:

*Cảm nhận về hình ảnh, âm thanh trong bài thơ :

-Câu 1+2 : cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.

+Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách => nghệ thuật : so sánh, lấy động tả tĩnh.

+Ánh trắng : chiếu sáng mặt đất tạo nên các mảng sáng, tối đan xen nhau => lung linh, huyền ảo.

=>Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, huyền ảo, lung tinh, cuốn hút người đọc.

*Cảm nhận về tâm trạng, con người của Bác trong bài thơ.

-Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác

+Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp , Bác say mê ngắm cnahr.

+Bác chưa ngủ : 1 phần vì cảnh khuya xinh đẹp làm say đắm tâm hồn nghệ sĩ, nhưng phần nhiều, là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh dân tộc.

=>Tình yêu thiên nhiên luôn gắn với tình yêu đất nước.

*Cảm nhận chung về thơ bác, con người Bác.

KB: Khẳng định đây là bài thơ hay, thể hiện tâm hồn và tinh thần yêu nước của Bác.

3.Chuẩn bị bài nói :

Bài làm dưới đây mình sưu tầm và trích dẫn từ bài của bạn Lã Thị Na, lớp 7C2 trường THCS Đoàn Thị Điểm.

-MB : Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

-TB :

Một số đoạn :

+ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

-KB : Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Di Min
Xem chi tiết
Nguyen Giahan
Xem chi tiết
MIzu Ngốc Nghếch
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Đoàn Thiện Nhân
Xem chi tiết
thân thị huyền
Xem chi tiết
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Lê Thanh Hương
Xem chi tiết