Phần 3: Sinh học vi sinh vật

Thư Thư

Phân biệt nguyên phân và giảm phân theo các tiêu chí sau tế bào số lần phân chia tế bào chất diễn biến tế bào ở ki đầu, kì giữa, kì sau và kết quả

Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 4 2020 lúc 11:54

- Số lần phân chia TBC thì NP là 1 , GP là 2.

- Diễn biến em đọc SGK phần diễn biến rút ra cái khác nhau là được nhé!

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
20 tháng 4 2020 lúc 12:24

- Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần phân bào sẽ hình thành 2 tế bào con có bộ NST là 2n.

1.2. Cơ chế

Nguyên phân

Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian)

Pha G1

Pha S

Pha G2

Giai đoạn phân bào chính thức

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

- Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

- Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

- Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

giảm phân

Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào đều gồm giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối.

a. Lần phân bào 1

- Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

- Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

- Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).

- Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

b. Lần phân bào 2:

- Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1, trung thể tự nhân đôi.

- Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

- Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

- Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

- Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

2.3. Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua giảm phân sẽ tạo ra bốn tế bào con.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thư Lê
Xem chi tiết
Thu Hà
Xem chi tiết
Hải Yến Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Thư Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vũ
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
Xem chi tiết
oanh trần
Xem chi tiết