Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thủy Trần

ở khổ thơ cuối của bài thơ " Tiếng gà trưa"

a, Hãy chỉ ra BPTT trong đoạn thơ và p.tích tác dụng của BPTT đó

b, Nêu PTBĐ chính của bài thơ

c,Chỉ ra điểm chung về cấu trúc ngữ pháp của các câu thơ trong đoạn thơ

d,Phát biều cảm nghĩ của em về nd của đoạn thơ bằng 1 đoạn văn ngắn từ 2-> 3 câu

giúp vs please!!!!!!!!!!

Thảo Phương
7 tháng 12 2018 lúc 12:31

b)Biểu cảm

d)Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa, sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.

Miinhhoa
8 tháng 12 2018 lúc 11:50

a, Trong đoạn thơ đầu của bài "tiếng gà trưa" có sử dụng các BPTT là :

- NT điệp ngữ " nghe" được lặp lại 3 lần

- Cấu trúc đảo ngữ " Xao động nắng trưa "

- BPTT : Ẩn dụ chuyển cảm giác : " nghe xao động nắng trưa "

* phân tích tác dụng của BPTT là :

Nhắc đến Xuân Quỳnh,người ta thường nhắc tới những vần thơ nhẹ nhàng,sâu lắng của một trái tim phụ nữ đa cảm.Không da diết khắc khoải như sáng tác về tình yêu gia đình,tình yêu đôi lứa ,....Tiếng thơ của Xuân Quỳnh luôn trong trẻo mà vẫn giữ được nét đẹp tâm hồn của một phụ nữ giàu yêu thương. Tiếng gà trưa là một bài thơ như vậy.

" Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ " cục cục tác.. cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ"

Đoạn thơ trên là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi.Ở điệp ngữ cách quãng " nghe " lặp lại ba lần mở đầu ba dòng thơ liên tiếp để nhấn mạnh âm thanh của tiếng ga trưa đã tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân xa : '' Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ "

Nhờ có biện pháp tu từ liệt kê và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến cho người lính không chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác,bằng cảm giác,cảm xúc của tâm hồn. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa lung linh,xao động, thấy khỏe lên,bàn chân đỡ mỏi,con đường hành quân bớt xa hơn. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm với bà với gia đình,với quê hương.Đoạn văn ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương,đất nước thắm thiết của người lính.

b, Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là : Biểu cảm

c,Điểm chung về cấu trúc ngữ pháp là : trong khổ thơ trên : câu thiếu chủ ngữ

thủy Trần
7 tháng 12 2018 lúc 15:10

à chết mk nhầm r các bn sửa lại giúp mk là "ở khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa " nha


Các câu hỏi tương tự
Trần Hoàng
Xem chi tiết
•Thúy•
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết