Ở bài thơ "Bếp lửa" trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại:
"Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi"
rồi trở về thực tại:
"Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lửa lên chưa?"
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc đến trong bài thơ gợi về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách "mòn mỏi" để ghép thành "đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) nêu rõ tình cảm sâu nặng của người cháu đối với bà ở khổ thơ trên, có sử dụng 1 câu bị động (gạch chân, chú thích).
3) Tình bà cháu sâu nặng vượt trên cả khoảng cách không gian (“cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi), khoảng cách thời gian (người cháu đã khôn lớn, trưởng thành), vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống (cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi). Nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu.