Trả lời:
_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
* Sự thất bại của thực dân Pháp xâm lược nước ta:
_ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa.
_ Nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
_ Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.
nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam: có nguồn tài nuyên dồi dào, mở rộng thị trường tiêu thụ, nguồn nhân công...
-Ở Đà Nẵng: vì Pháp muốn đánh nhanh thắng nhanh mà trông khi Nguyễn Tri Phương chọn chiến thuật đánh lâu dài khiến quân Pháp thiếu lương thực nên thất bại ở Đà Nẵng trong 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, ở Gia Định thì lực lượng yếu mà lại có nhiều đồng bằng trồng lúa ên quân Pháp ko còn lo về lương thực và Nguyễn Tri Phương lại chọn chiến thuật đánh lâu dài trong khi đó ở Gia Định lại có địa hình bằng phẳng nên chiến thuật ko có tác dụng nên đã thua quân Pháp
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta đó là:
+ Nguyên nhân sâu xa: Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh dẫn đến nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu…của các nước. Trong khi phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi.
+ Nguyên nhân trực tiếp : Sau nhiều lần khiêu khích, Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô, đem quân xâm lược nước ta.
Khi thất bại ở Đà Nẵng pháp thắng lợi ở Gia Định vì:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.