Bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Ngọc Trâm

nơi sống và các đại diện của nhành động vật nguyên sinh

︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
17 tháng 12 2017 lúc 9:19

Trùng giày, trùng roi,trùng biến hình,trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng lỗ, trùng chân giả, trùng phóng xạ, ...

Tiên Tiên
17 tháng 12 2017 lúc 9:40

-Trùng roi xanh:sống ở ao,hồ,đầm,ruộng kể cả các vùng nước mưa

-Trùng biến hình và trùng giày:sống ở mặt bùn trong các ao tù hay cac hồ nước lặng

-Trùng kiết lị và trùng sốt rét:sống kí sinh ở người và động vật

-Trùng sốt rét:sống kí sinh trong máu người

BẠN THAM KHẢO ĐI ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA MÌNH

Soda Energy Full
17 tháng 12 2017 lúc 9:48

1. Trùng roi a) Trùng roi xanh - Trùng roi xanh sống trong nước ao hồ, đầm, ruộng… - Cấu tạo và di chuyển + Cơ thể đơn bào, kích thước hiển vi (khoảng 0.05mm). cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài. Cấu tạo trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ và điểm mắt cạnh gốc roi. Dưới điểm mắt có không bào co bóp, điểm mắt giúp trùng roi nhận biết ánh sáng. + Di chuyển nhờ roi, roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển - Dinh dưỡng: ở nơi có ánh sang trùng roi xanh di chuyển như thực vật. Nếu chuyển vào chỗ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh, chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra (dị dưỡng). hô hấp nhờ trao đổi khí qua màng tế bào. Bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp. - Sinh sản: trùng roi xanh sinh sản vô tính theo cách phận đôi,cơ thể phân đôi theo chiều dọc. b) Tập đoàn trùng roi - Ở một số ao và giếng nước đôi khi gặp các tập đoàn trùng roi hình cầu, màu xanh lá cậy, đường kính khoảng 1mm, bơi lơ lửng, xoay tròn. - Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, lien kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào - Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫnchỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. 2. Trùng biến hình - Trùng biến hình là đại diện tiêu biểu của lớp trùng chân giả. Chúng sống ở mặt bùn, trong các ao tù hay các hồ nước lặng, kích thước hiển vi khoang3,05mm. - Cấu tạo và di chuyển: là cơ thể đơn bào đơn giản nhất, cơ thể gồm một khối nguyên sinh lỏng và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả, vì thế hình dạng cơ thể luôn biến đổi. - Dinh dưỡng nhờ không bào tiêu hóa, tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào. Khi một chân giả tiếp cận mồi trùng biến hình lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi, hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh. Không bào tiêu hóa lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa. - Sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt cơ thể, nước thừa đượctập trung về một chỗ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngaoi2, chất thải được loại ra ngoài ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. - Khi gặp điều kiện thuận lợi, trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi. 3. Trùng giày - Là động vật đơn bào nhưng cấu tạo đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng sống nhất định. Thường gặp ở váng cống rãnh… - Cấu tạo: Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có một không bào co bóp.Chỗ lõm của cơ thể là rảnh miệng, cuối rảnh miệng có lỗ miệng và hầu. - Cơ quan di chuyển: là những long bơi với số lượng rất nhiều (hàng nghìn cái).lông bơi vùng quanh miệng tạo thành một vành xoắn để cuốn thức ăn vào lỗ miệng. - Dinh dưỡng: thức ăn được long bơi dồn về lỗ miệng. thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa.. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.Không bào co bóp có hai và thay nhau co bóp, nhịp nhàng bơm nước thừa ra khỏi cơ thể. - Sinh sản: ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp 4. Trùng kiết lị - Thích nghi cao với lố sống kí sinh. Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chân giả ngắn.bào xát trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa của người.đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh (sinh sản bằng cách phân đôi).người bị kiết lị thường đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi 5. Trùng sốt rét - cấu tạo và dinh dưỡng: kí sinh ở trng máu người và thành ruột,tuyến nước bọt của muỗi anophen. Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào. - Vòng đời: trùng sốt rét do muỗi anophen truyền vào máu người. chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. chúng phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hại hồng cầu. người bệnh thiếu máu, sy nhược cơ thể. - Trùng sốt rét lan truyền qua muỗi anonphen, nên phòng chống bệnh sốt rét khó khăn và lâu dài, nhất là ở các vùng miền núi. III.Tác hại của động vật nguyên sinh - Một số động vật nguyên sinh kí sinh gây bệnh nguy hiểm ở người và gai súc như: bệnh sốt rét, bệnh ngủ li bì,bệnh lị amíp ở người, bệnh câu trung ở thỏ, bệnh tằm gai ở tằm, bệnh ***** chảy ở ong…


Các câu hỏi tương tự
Friend
Xem chi tiết
Người iu JK
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Bảo Anh
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
freefire
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
nguyenthitonga
Xem chi tiết